Một mảnh của lục địa Bắc Đại Tây Dương (NAC) đã được tìm thấy bởi các nhà địa chất học trong khi đang sàng lọc các mẫu thăm dò kim cương từ phía nam đảo Baffin, Canada.
NAC là một phần cổ của lớp vỏ lục địa Trái đất, nằm trên đỉnh của bán cầu bắc, từ Scotland đến vùng Labrador của Canada, nằm sâu dưới lòng đất.
Các nhà nghiên cứu tin rằng NAC đã hình thành từ 2,7 tỷ năm trước và mảng lục địa bị vỡ khoảng 150 triệu năm trước.
Bằng chứng về lớp vỏ cổ đại – trước đây đã được tìm thấy ở Scotland, Greenland và Labrador.
Các nhà nghiên cứu của Đại học British Columbia cho biết các mẫu đá từ đảo Baffin – Canada (trong ảnh) giống như "một mảnh ghép còn thiếu".
Đá từ Bắc Đại Tây Dương – một phần của vỏ lục địa Trái đất, nằm sâu dưới lòng đất, trải dài từ mũi phía nam của đảo Baffin đến phía bắc Scotland.
Mảnh vỡ này tăng thêm khoảng 10% cho phần mở rộng của NAC và cũng giúp tái tạo lại các hình dạng bí ẩn của lớp vỏ lục địa cổ xưa.
“Thành phần khoáng chất ở Bắc Đại Tây Dương rất độc đáo, không thể nhầm lẫn được” – nhà địa chất học Maya Kopylova thuộc Đại học British Columbia nói.
NAC như một lục địa đơn lẻ trước khi nó bị chia cắt thành nhiều mảnh vỡ bởi các vùng biển và đại dương mới nổi, và quá trình tương tự hiện đang chia tách bán đảo Ả Rập từ Đông Phi, giáo sư Kopylova.
Các mẫu đá Kimberlite – được mô tả như là một mục tiêu chính của nhóm thám hiểm kim cương. Chúng đã hình thành hàng triệu năm trước ở độ sâu 150-400 km. Những mẫu đá núi lửa này được đưa lên bề mặt bởi các lực lượng địa chất và hóa học, đôi khi có kim cương trong chúng.
Một ví dụ về kimberlite (ảnh), một loại đá núi lửa có chứa kim cương. Nó có giá trị đối với các nhà bán lẻ kim cương, ngoài ra các mẫu đá kimberlite có thể giúp việc tái tạo lại hình dạng của các lục địa cổ đại.
NT (theo khoahoc.tv)
Bình luận (0)