Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Những bài học thiết thực cho trẻ trong mùa dịch

Tạp Chí Giáo Dục

Nếu như trưc đây, các em dành nhiu thi gian cho vic hc tp vui chơi vi bn bè mà ít chú trng rèn k năng thì thi đim ngh hc trong mùa dch này là cơ hi đ các em rèn luyn k năng thiết thc, có nhiu hành trang bưc vào cuc sng.

Có nhiều ý kiến cho rằng, thời gian nghỉ kéo dài sẽ khiến không ít học sinh trở nên lười học tập, tùy tiện trong sinh hoạt… thậm chí một số trẻ nghiện game online, phim ảnh, cha mẹ khó có thể kiểm soát được con cái. Do đó, dù bận “trăm công ngàn việc” thì cha mẹ hãy nên dành cho con sự quan tâm nhiều hơn nữa để cùng trẻ vượt qua mùa dịch Covid-19 một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, một số ý kiến lại cho rằng, thời gian nghỉ tạm thời hiện nay lại rất cần thiết cho trẻ hình thành những bài học giá trị, nhất là kỹ năng sống. Nếu như trước đây, các em dành nhiều thời gian cho việc học tập vui chơi với bạn bè mà ít chú trọng rèn kỹ năng thì thời điểm này là cơ hội để các em rèn luyện kỹ năng thiết thực, có nhiều hành trang bước vào cuộc sống.

“Cái khó ló cái khôn”, cha mẹ phối hợp chặt chẽ với nhà trường để biến việc nghỉ dài ngày trong thời gian này thành cơ hội để các em củng cố, hoàn thiện những kiến thức, kỹ năng cần thiết nếu như người lớn biết cách tổ chức cho trẻ. Một học sinh trước đây không có nhiều thời gian nên chưa biết làm việc nhà thì trong hoàn cảnh này các em có thể tập làm và hoàn thành tốt công việc của mình, chẳng hạn như trông em, giặt giũ, lau nhà, chăm sóc cây cảnh, làm vườn… Điều này các em sẽ cảm thấy thích thú bởi những công việc này không nhàm chán, uể oải vì thiếu hành động và dễ mang lại cho trẻ nhiều niềm vui hơn khi các em cùng vận động chân tay mà không phải suy nghĩ tính toán quá nhiều như khi học ở trường.

Như vậy, để biến việc ở nhà đối với các em học sinh trong mùa dịch Covid-19 không còn hoang phí nếu như các phụ huynh và giáo viên lưu ý các vấn đề sau:

1. Hãy tổ chức cuộc sống một cách thú vị và khoa học trong từng gia đình: Muốn trẻ vừa đảm bảo an toàn phòng bệnh, vừa có thể vui chơi thư giãn thoải mái, vừa có thể học tập có hiệu quả, vừa học những giá trị, kỹ năng cần thiết thì nhất định cha mẹ phải biết cách tổ chức các hoạt động cho trẻ phù hợp. Chẳng hạn, lên kế hoạch quy định cho trẻ theo ngày, tuần để thực hiện các công việc cụ thể như học tập, vui chơi, làm việc… Tùy theo độ tuổi mà trong ngày các em cần phải hoàn thành và cha mẹ cũng phải kiểm soát, điều chỉnh và động viên trẻ.

2. Hướng dẫn cho trẻ tập luyện những kỹ năng cơ bản cần thiết: Kỹ năng muốn có được không phải do bẩm sinh mà phải là sự luyện tập không biết mệt mỏi. Vì thế, thông qua các công việc trong gia đình mà hình thành cho trẻ những kỹ năng cơ bản, chẳng hạn kỹ năng chăm sóc bản thân và anh chị em trong gia đình; kỹ năng lao động làm việc nhà; kỹ năng tổ chức trò chơi cùng nhóm bạn; kỹ năng ứng phó với những tình huống bất ngờ; kỹ năng xử lý khi bản thân và người nhà có dấu hiệu của các bệnh về đường hô hấp như ho, sổ mũi, hắt hơi, sốt… qua đó các em có thể hình thành một cách chủ động với các hoạt động mà các em cảm thấy có ích cho bản thân và mọi người.

3. Không nên để trẻ tự học bài mới: Việc học bài mới mà không có sự tổ chức một cách khoa học, hệ thống của nhà trường, có khi lại phản tác dụng sẽ khiến trẻ dễ hổng kiến thức vì không nắm được cái gốc cơ bản của vấn đề. Bởi người thầy được huấn luyện bài bản, việc học qua online cũng chỉ là giải pháp tạm thời mà thiếu bền vững, ít mang lại giá trị khác cho trẻ.

4. Thầy cô thường xuyên nắm vững tình hình và có thể giám sát, quản lý, nhắc nhở học sinh qua các kênh trực tuyến như Facebook, Zalo để cùng với phụ huynh tổ chức cuộc sống cho trẻ một cách hiệu quả nhất. Chính sự giáo dục mang tính ám thị của thầy cô sẽ giúp trẻ dễ bị thuyết phục hơn, yêu cầu của thầy cô trẻ cũng dễ chấp hành một cách tự giác.

Nguyn Văn Công
(Ging viên tâm lý hc)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)