Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Những yêu cầu của giáo án năng lực

Tạp Chí Giáo Dục

Giáo án dy hc môn ng văn theo yêu cu phát trin năng lc (gi tt là giáo án năng lc) đương nhiên cn khác vi giáo án dy hc chy theo ni dung (gi tt là giáo án ni dung).

Theo tác gi, giáo án năng lc tp trung vào mc tiêu hình thành và phát trin năng lc hc sinh. Trong nh: Giáo viên Trưng THPT Võ Văn Kit (TP.HCM) hưng dn hc sinh lp 12 đc tác phm trong gi hc môn ng văn. Ảnh: Anh Khôi

Giáo án năng lực là giáo án nêu lên các hoạt động (công việc) mà giáo viên (GV) tổ chức cho học sinh (HS) thực hiện để tìm ra nội dung cần học, qua đó biết cách học. Giáo án năng lực tập trung vào mục tiêu hình thành và phát triển năng lực, HS thực hiện các hoạt động để tự tìm ra kiến thức qua đó biết cách học và biết tự học. Đặc biệt, giáo án năng lực giúp HS biết có thể không nhiều nhưng vận dụng được, làm và thực hiện được trong tình huống tương tự. Không có giáo án năng lực chung nhưng khi GV soạn bài cần phải đáp ứng một số yêu cầu cứng (bắt buộc). Theo đó, yêu cầu cứng (cần có) của giáo án năng lực gồm những điểm sau đây:

1. Mục tiêu bài học cần hướng tới việc hình thành và phát triển năng lực, nhất là năng lực đặc thù của môn học. Cụ thể là mỗi bài học cần xác định mục tiêu phát triển năng lực cụ thể như thế nào? Với môn ngữ văn là năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học cụ thể được phát triển qua bài học này như thế nào? Vì thế cần chú ý yêu cầu cần đạt về các năng lực này đã nêu trong chương trình mỗi lớp. Các năng lực lớn phải qua nhiều bài học mới hình thành được, nhưng mỗi bài học phải hướng tới các biểu hiện cụ thể của năng lực ấy và gắn với nội dung bài học cụ thể của giờ học ấy.

2. Tiến trình giờ học phải thông qua các hoạt động và bằng các hoạt động học tập là chính; trong đó HS phải tham gia hoạt động: tìm kiếm, phát hiện, nêu vấn đề, trao đổi, phản bác, chứng minh, phân tích… rút ra nhận xét, kết luận của mình; GV là người nêu nhiệm vụ, hướng dẫn cách thức hoạt động và gợi mở, nêu ý kiến của mình khi cần thiết. GV không làm thay, học thay cho HS.

Các hoạt động học tập phải bám sát và tập trung thực hiện mục tiêu đã đề ra, tránh tình trạng mục tiêu chỉ nêu cho có, không thấy hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu đã nêu. Mỗi mục tiêu có thể tổ chức một hoặc nhiều hoạt động. Nhưng nhìn chung không nên tổ chức quá nhiều hoạt động trong một giờ học. Muốn thế cần xác định mỗi bài học theo nguyên tắc vừa có diện (bề rộng), vừa có điểm (trọng tâm). Ví dụ với bài đọc hiểu một tác phẩm văn học, diện chính là giúp HS nắm được bao quát chung để thấy tính chỉnh thể của tác phẩm, còn trọng tâm chính là một vài vấn đề sâu sắc và lý thú của tác phẩm. Không nên yêu cầu HS khai thác tràn lan tất cả mọi chi tiết, mọi vấn đề, mọi yếu tố hình thức thể loại của tác phẩm.

Một văn bản – tác phẩm, nhất là các tác phẩm lớn có rất nhiều vấn đề cần khai thác, nhưng với từng đối tượng người học, GV chỉ nên xác định một vài vấn đề thật thiết yếu và phù hợp; còn lại có thể gợi mở để HS tự tìm hiểu thêm. Ví dụ ít nhất giờ đọc hiểu phải chú ý đến các hoạt động trọng tâm như: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung, ý nghĩa văn bản thông qua các hình thức nghệ thuật; hướng dẫn HS liên hệ, kết nối, so sánh với bối cảnh văn hóa xã hội và với những trải nghiệm của bản thân để gắn kết vấn đề đặt ra trong văn bản với người học… Hoạt động thứ nhất hướng tới yêu cầu hiểu khách thể (văn bản), hoạt động thứ hai hướng tới yêu cầu hiểu chủ thể (người đọc). Đọc hiểu không chỉ là hiểu văn bản mà còn hiểu chính mình.

3. Chú ý yêu cầu tích hợp và phân hóa, trước hết là tích hợp dạy học tiếng Việt trong cả nội dung đọc hiểu, viết và nghe, nói. Các kiến thức tiếng Việt phải phục vụ trực tiếp cho yêu cầu hiểu, cảm thụ, thưởng thức tác phẩm cũng như giúp cho kỹ năng viết và nghe nói đúng hơn, hay hơn và thuần thục hơn. Hạn chế tối đa việc dạy tiếng Việt chỉ để biết tiếng Việt, chỉ để nhận diện và miêu tả các đơn vị ngôn ngữ, để nhằm trở thành nhà ngôn ngữ học… Vì thế mỗi bài cần tìm hiểu kỹ ngữ liệu văn bản để xác định được các tình huống, ngữ cảnh xuất hiện các đơn vị tiếng Việt cần dạy, từ đó yêu cầu HS nhận diện, phân tích vai trò tác dụng và ý nghĩa của đơn vị tiếng Việt ấy gắn với văn cảnh cụ thể. Hoạt động đó vừa là dạy tiếng Việt theo hướng hành dụng, thiết thực, vừa đúng nguyên tắc tiếp nhận văn bản ngôn từ. Việc tích hợp với dạy học môn ngữ văn còn cần tích hợp các vấn đề liên môn và xuyên môn. Tuy nhiên văn học chính là cuộc sống, nó hàm chứa trong đó tất cả các vấn đề xã hội và nhân sinh, vì thế GV cứ dạy thật tốt giờ ngữ văn cũng là đã thực hiện tích hợp các nội dung liên môn và xuyên môn rồi. Yêu cầu phân hóa đòi hỏi giờ học cần có các nhiệm vụ, nội dung, cách thức tổ chức học tập phù hợp cho đối tượng HS: yếu kém, trung bình và khá giỏi. Muốn thế cần chú ý đến tâm lý lứa tuổi, trình độ nhận thức, hoàn cảnh cá nhân, khai thác vốn hiểu biết và sự trải nghiệm (tri thức nền) của người học.

Trên đây là những yêu cầu cốt lõi cần có với giáo án dạy học theo hướng phát triển năng lực nói chung, với môn ngữ văn nói riêng. Từ các điểm trên GV vận dụng vào các bài học một cách linh hoạt phù hợp với đặc trưng môn học.

PGS.TS Đ Ngc Thng

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)