Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Nhiều giải pháp để xây mới trường lớp

Tạp Chí Giáo Dục

Trong giai đon 2023-2025, tng nhu cu toàn TP đ xut đu tư t ngân sách tp trung TP gm 419 d án trưng, lp vi s phòng hc xây dng mi 10.205 phòng, vi nhiu nhóm gii pháp đưc nêu ra…


TP.HCM tính nhiu gii pháp đ g khó xây dng trưng, lp

419 d án vi hơn 10.205 phòng hc

Sở GD-ĐT TP.HCM thông tin, trên cơ sở rà soát thực trạng, nhu cầu đầu tư của TP.Thủ Đức, 21 quận, huyện, tổng nhu cầu đề xuất đầu tư từ ngân sách tập trung TP giai đoạn 2023-2025 gồm 419 dự án với số phòng học xây dựng mới 10.205 phòng, tổng mức đầu tư khoảng 62.807,92 tỷ đồng.

Đề án tập trung vào 3 nhóm dự án sau: Nhóm 1- Danh mục các công trình trường học đã có trong kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016-2020 và 2021-2025, thuận lợi về thủ tục hồ sơ, đề nghị ưu tiên giao vốn và đẩy nhanh tiến độ đầu tư: Gồm 98 dự án, với 2.372 phòng học xây mới (tăng thêm 1.310 phòng học), tổng mức đầu tư 10.747,336 tỷ đồng, nhu cầu vốn dự kiến 8.360,875 tỷ đồng. Đối với nhóm dự án này cần tiếp tục rà soát hoàn chỉnh về pháp lý, bố trí vốn kịp thời để đẩy nhanh tiến độ triển khai thi công hoàn thành công trình đưa vào sử dụng.

Nhóm 2- Danh mục các công trình trường học đề xuất mới khả thi đẩy nhanh tiến độ đầu tư (chưa được đưa vào kế hoạch trung hạn): Căn cứ nhu cầu đầu tư lĩnh vực giáo dục của TP.Thủ Đức và 21 quận, huyện giai đoạn 2023-2025, TP có tổng số 257 dự án. Trong đó có 77 dự án, với 1.491 phòng học xây mới (tăng thêm 793 phòng học), nhu cầu vốn đầu tư dự kiến 7.614,224 tỷ đồng, thuận lợi về pháp lý đất đai, quy hoạch để triển khai đầu tư nhanh đáp ứng nhu cầu cấp bách về chỗ học hiện nay.

Đối với nhóm dự án này, các sở ban ngành và địa phương phối hợp rà soát đưa bổ sung vào kế hoạch trung hạn; đẩy nhanh tiến độ thực hiện trình tự thủ tục đầu tư theo quy định để kịp triển khai khởi công trong năm 2024 và hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2025.

Nhóm 3- Danh mục các công trình trường học thuận lợi về pháp lý đất đai có thể tháo gỡ các nội dung liên quan để đẩy nhanh đầu tư: Gồm 88 dự án với 1.729 phòng học xây mới (tăng thêm 1.194 phòng học), tổng mức đầu tư 6.619,638 tỷ đồng, nhu cầu vốn dự kiến 6.336,984 tỷ đồng thuộc nhóm thuận lợi về pháp lý đất đai. Hiện nay còn vướng phần lớn về yếu tố quy hoạch đô thị, có thể thực hiện đẩy nhanh các giải pháp tháo gỡ về quy hoạch đô thị và vấn đề liên quan khác để triển khai thực hiện thủ tục kịp khởi công dự án trong quý 1/2025.

Trong đó ưu tiên đầu tư với 8 quận, huyện khó khăn về cơ sở vật chất, thiếu nhiều phòng học (quận 12, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân, huyện Bình Chánh, Hóc Môn và TP.Thủ Đức), có 33 dự án với 795 phòng học xây mới (tăng thêm 641 phòng), tổng mức đầu tư 2.806,522 tỷ đồng.

Theo Sở GD-ĐT, thực hiện đầu tư hoàn thành 263 dự án thuộc 3 nhóm trên toàn TP sẽ có 5.587 phòng học xây mới (trong đó tăng thêm 3.297 phòng) đưa vào sử dụng.


TP.HCM đt mc tiêu đến năm 2025 xây dng mi thêm 4.500 phòng hc

Cạnh đó, Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết, để thực hiện hoàn thành kế hoạch xây dựng mới 4.500 phòng học, căn cứ vào khả năng thực hiện các dự án đầu tư từ ngân sách, cần phải thực hiện ít nhất đầu tư thêm 1.203 phòng học từ nguồn xã hội hóa. Trên cơ sở đề xuất của TP.Thủ Đức và 21 quận, huyện, TP.HCM có 110 dự án, với quy mô 2.638 phòng học, vốn dự kiến 541.052 tỷ đồng thực hiện kêu gọi xã hội hóa. Cụ thể:

Kêu gọi đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (PPP) gồm 3 dự án, với quy mô 200 phòng học, vốn dự kiến 418 tỷ đồng; Kêu gọi tham gia kích cầu đầu tư gồm 4 dự án, với quy mô 87 phòng học, vốn dự kiến 517,149 tỷ đồng; Kêu gọi đầu tư xã hội hóa gồm 103 dự án, với quy mô 2.351 phòng học, vốn dự kiến 540.116 tỷ đồng.

Gii pháp g khó xây trưng lp

Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết, phần lớn các dự án được đề xuất đầu tư trong giai đoạn hiện nay có tính chất nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới thay thế và mở rộng trong các công trình trường học hiện hữu. Các công trình có diện tích khuôn viên hiện hữu khá nhỏ hẹp, khó thực hiện mở rộng đối với khu vực lân cận hoặc tìm được quỹ đất thay thế, đặc biệt khi quỹ đất sạch một số khu vực không còn.

Sở GD-ĐT TP.HCM nêu ra 6 nhóm giải pháp để tháo gỡ khó khăn trong xây mới trường, lớp trên địa bàn TP.HCM bao gồm: Nhóm giải pháp về quy hoạch đô thị; Nhóm giải pháp về quỹ đất; Nhóm giải pháp về đầu tư công; Nhóm giải pháp về xã hội hóa đầu tư; Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách, quản lý; Nhóm giải pháp khác.

Trong đó, ở nhóm giải pháp về quy hoạch đô thị, cần triển khai các đồ án vướng mắc đã được phê duyệt như: các đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000; các đồ án quy hoạch xây dựng; các đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 trên địa bàn cơ sở để các địa phương phát triển nhà ở giảm dân số ở những địa phương đang áp lực tăng dân số cao.

Với nhóm giải pháp về quỹ đất cần xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện, rà soát tổng thể mạng lưới trường học trên địa bàn nhằm tăng thêm quỹ đất cho ngành giáo dục và đào tạo bằng nhiều biện pháp như: di chuyển, thu hồi các kho bãi, khu đất bị bỏ hoang, sử dụng kém hiệu quả ưu tiên để xây dựng trường học; bố trí quỹ đất tại các khu đô thị mới, khu tái định cư, khu vực đông dân cư để xây dựng trường học; ưu đãi về chính sách đất đai để đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục theo các quy định của Nhà nước; thúc đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng.

Ưu tiên dành quỹ đất công hiện có để xây dựng trường học, kể cả việc xin chủ trương thực hiện hoán đổi, đấu giá quyền sử dụng đất sau đã tạo lại quỹ đất và nguồn vốn để xây dựng các trường học.

Đối với nhóm giải pháp về đầu tư công, Sở GD-ĐT TP.HCM đánh giá, đây là giải pháp cơ bản để giữ được quỹ đất cho quá trình phát triển lâu dài. Cụ thể, cần xác định các dự án ghi vốn thực hiện từ nay đến năm 2025; bố trí nguồn vốn bồi thường giải phóng mặt bằng cho toàn bộ quỹ đất. Ưu tiên ngân sách để đầu tư tăng thêm phòng học nhằm đáp ứng kịp thời tốc độ phát triển dân số, đô thị hóa nhanh trên địa bàn chịu áp lực cao.

Nhóm giải pháp về xã hội hóa đầu tư, trước hết sẽ thí điểm đầu tư 3 dự án theo hình thức đối tác công tư (PPP). Đẩy mạnh kêu gọi đầu tư xã hội hóa với các chính sách ưu đãi về thuế, tiền sử dụng đất gắn liền với điều kiện về mức học phí đối với các dự án đầu tư xây dựng trường phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tiễn của khu vực dự án triển khai.

Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách, quản lý, theo Sở GD-ĐT cần tháo gỡ các vướng mắc về điều kiện thành lập các cơ sở giáo dục ngoài công lập. Xây dựng, ban hành các chính sách hỗ trợ cụ thể nhằm đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, phát triển các trường phổ thông các cấp học, bậc học có vốn đầu tư trong nước và nước ngoài; đưa vào danh mục các dự án mời gọi đầu tư nước ngoài.

Xem xét việc phê duyệt định mức diện tích đất bình quân/học sinh nhằm phù hợp với đặc thù riêng của TP.HCM có dân số đông, quỹ đất hạn hẹp đặc biệt là các khu vực trong nội thành để giải quyết, tháo gỡ khó khăn trong thực hiện đầu tư tăng thêm phòng học và các phòng chức năng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

Tháo gỡ, tạo điều kiện sử dụng các nguồn vốn theo phương thức đối tác công tư, vay kích cầu để đẩy nhanh tiến độ xây dựng công trình.

Ngoài ra, theo Sở GD-ĐT TP.HCM, các quận huyện chịu áp lực cao về nhu cầu phòng học cần thực hiện rà soát, bố trí các kho bãi, quỹ đất chưa sử dụng để thực hiện xây dựng các cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu thực tế trong giai đoạn 2023-2030.

Đ Giang Quân

Bình luận (0)