Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Có một Hội An “nhân tình thuần hậu”

Tạp Chí Giáo Dục

Vic trc tiếp xung đưng ph Hi An đ trò chuyn, thăm hi ngưi dân và du khách ca Ch tch UBND tnh Qung Nam – Lê Trí Thanh trong nhng ngày dch bnh Covid-19 bùng phát không ch là hành đng tích cc v phòng chng dch, to nim tin cho du khách mà còn gi lên hình nh ca mt Hi An nhân tình thun hu như đ án đã đưc xây dng t năm 2018!

Ông Lê Trí Thanh (áo sc) – Ch tch UBND tnh Qung Nam thăm hi ngưi dân

ng x văn hóa vi dch bnh

Chỉ cần tìm từ khóa trên Google về Covid-19, có hàng trăm triệu kết quả. Con số thống kê ít nhiều khiến người đọc giật mình bởi tốc độ lây lan nhanh chóng và nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người. Trước một dịch bệnh có sức lây lan rất nhanh đó, hẳn ai cũng e dè khi tiếp xúc với người lạ, nhất là ở một thành phố du lịch thu hút hàng triệu lượt khách mỗi năm như Hội An. Nhưng ứng xử với việc đề phòng dịch bệnh như thế nào để tránh được cảm giác du khách bị kỳ thị là một điều đáng lưu tâm. Những bước chân, cái nắm tay thật chặt và nụ cười tươi của ông Lê Trí Thanh – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam trên đường phố Hội An vài ngày trước làm ấm lòng bao người dân và du khách dạo phố. Ông Lê Trí Thanh bày tỏ: “Việc tổ chức đón khách ân cần, chu đáo, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân và du khách giữa thời điểm xảy ra dịch bệnh rất cần thiết. Nhưng làm sao đó, chúng ta biến điều khó khăn đang gặp hiện nay, trở thành cơ hội để xây dựng hình ảnh “Hội An nhân tình thuần hậu” nói đi đôi với làm. Một thương hiệu chúng ta gầy dựng bấy lâu nay. Nếu vì một vài ứng xử thiếu khéo léo của tổ chức, cá nhân sẽ vô tình đánh mất đi thương hiệu đã dày công xây dựng một cách đáng tiếc. Vì vậy, cùng với các biện pháp phòng dịch cần thiết thì bà con hãy thể hiện ứng xử lịch sự, chu đáo, tránh sự kỳ thị để những câu chuyện ứng xử thâm tình của người xứ Hội về sau sẽ được lan truyền tốt đẹp”.

Ông Nguyễn Văn Sơn – Phó Chủ tịch UBND TP.Hội An cho biết thêm, cũng như nhiều thành phố du lịch khác, Hội An đang chịu sự ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19. Nếu như năm 2019, Hội An đón hơn 5,3 triệu lượt khách đến tham quan, lưu trú. Trong đó, khách quốc tế đạt hơn 4 triệu lượt, doanh thu vé tham quan phố cổ đạt hơn 287 tỷ đồng, khách từ các thị trường Hàn Quốc, Trung Quốc chiếm đa số. Thì đầu năm 2020 đến nay, lượng khách ngày càng giảm, cụ thể khách quốc tế giảm hơn 50% và khách nội địa có thời điểm giảm tới 90% so với năm trước. Đơn cử như điểm đến làng gốm Thanh Hà, mỗi ngày chỉ đón trên dưới 500 khách quốc tế và chưa đến vài chục khách trong nước, giảm khoảng 80% so cùng kỳ năm ngoái. Khách quốc tế du lịch ra đảo cù lao Chàm trong 3 tuần đầu tháng 2 chỉ bằng 20% so với cùng kỳ năm ngoái, khách nội địa ra đảo chỉ bằng 25%… Sự sụt giảm về số lượng khách cũng kéo theo hoạt động kinh doanh lưu trú bị ảnh hưởng.

Trước thông tin một số khách sạn, nhà hàng và dịch vụ xe xích lô, taxi kỳ thị với khách đến từ các nước có dịch bệnh, ông Sơn cho rằng, qua kiểm tra chưa phát hiện trường hợp nào từ chối hay kỳ thị khách du lịch. Do tâm lý lo sợ dịch bệnh nên không tránh khỏi những tác động, nhưng trên hết, cách ứng xử của người dân Hội An vẫn nhân văn và lịch sự.

Mnh đt thm tình ngưi

Hội An níu chân du khách không chỉ bởi khung cảnh những dãy phố cổ yên bình hay những món ăn đặc sản khác biệt. Mảnh đất ấy lưu lại trong trí nhớ du khách bằng tấm chân tình và nụ cười ấm lòng người lạ. Còn nhớ cách nay không lâu, trước vụ việc một gia đình người Hà Nội bị tai nạn thương tâm tại Hội An người dân phố Hội đã không ngại ngần chung tay chia sẻ để lại những ấn tượng tốt đẹp. Chị gái của người bị nạn sau đó đã bày tỏ bằng tâm thư đầy xúc động: “Người Hội An chu đáo ngỡ như máu mủ, ruột rà”. Nhiều học sinh Trường THCS Kim Đồng, Nguyễn Duy Hiệu cũng đã trả lại tài sản gồm tiền, điện thoại cho người bị mất… Những nghĩa cử cao đẹp ấy cứ âm thầm diễn ra trong cộng đồng, tôn lên nét đẹp về nhân tình thuần hậu của người phố Hội.

Đề án “Hội An – Nhân tình thuần hậu” ra đời vào tháng 12-2018. Trọng tâm đề án là lấy con người theo phương cách ứng xử bao gồm: Ứng xử với bản thân; Ứng xử giữa con người với con người; Ứng xử giữa con người với gia đình, dòng họ; Ứng xử giữa con người với xã hội. Đối tượng vận động tham gia bao gồm tất cả người dân Hội An, từ học sinh đến hội người cao tuổi, từ tiểu thương đến cán bộ công viên chức… Hướng đến nếp sống văn hóa: Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo, chăm ngoan; giúp đỡ người già, người tàn tật; Thực hiện “văn hóa xếp hàng”; Tôn trọng các phần đường hoặc lề đường ưu tiên, khu vực dành cho người đi bộ. Hạn chế bấm còi, bật đèn chiếu xa; không rồ ga, phóng nhanh, vượt ẩu khi tham gia giao thông; Không xả rác. Hạn chế tối đa sử dụng túi nilon; Không gian lận, chèo kéo, chèn ép khách hàng; Chăm sóc và bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên…

Ông Nguyễn Văn Sơn – Phó Chủ tịch UBND TP.Hội An chia sẻ: “Trong thời kỳ đô thị hóa hội nhập và tác động chi phối của cơ chế thị trường, nhất là quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa nên thường xuyên nảy sinh những va chạm giữa tốt và xấu, giữa phù hợp và chưa phù hợp, giữa những biểu hiện bất cập đối nghịch với nền nếp văn hóa truyền thống mẫu mực của người Hội An. Việc ra đời của đề án “Hội An – Nhân tình thuần hậu” là cần thiết, bởi người Hội An luôn sống có tình, có đức và coi trọng đạo lý, như người phố Hội từng có câu ca: “Hội An đất chật người đông, nhân tình thuần hậu lá bông đủ màu”…”.

Bài, ảnh: Vĩnh Yên

 

Bình luận (0)