Các nhà môi trường lo ngại vụ việc một công ty nhập hàng chục tấn rùa tai đỏ từ Mỹ về sẽ đe dọa nghiêm trọng đến cân bằng sinh thái bản địa.
Vừa qua, Công ty Cổ phần nhập khẩu thủy sản Cần Thơ đã nhập lượng lớn rùa tai đỏ từ Mỹ, hiện nuôi tại Trung tâm giống kỹ thuật thủy sản Caseamex ở xã Phú Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Theo một nhân viên kỹ thuật công ty này, dù rùa nhập về đã bị chết rất nhiều, song vẫn còn tới hơn 20.000 con đang được thả trong ba hồ lớn. “Số rùa này được nhập về để nuôi lấy thịt, mỗi con nặng từ 0,5 – 3 kg”, nhân viên này cho biết.
Việc rùa tai đỏ xuất hiện ở Vĩnh Long với số lượng lớn khiến những người am hiểu về môi trường hết sức lo ngại. TS Nguyễn Tuần, Trưởng phòng Sinh học Thực nghiệm (Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2), cho biết: Rùa tai đỏ là một loài động vật ăn tạp hung dữ, chúng ăn tất cả loài cá bé hơn nó cũng như các động vật thủy sinh khác. Chính vì thế mà Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) xếp loài này đứng đầu trong 100 loài xâm hại nguy hiểm nhất thế giới. “Khi thoát ra tự nhiên, rùa tai đỏ sẽ cạnh tranh thức ăn, giao phối với rùa bản địa, dẫn đến lấn áp, ức chế hoặc tiêu diệt các loài sinh vật bản địa, đưa đến phá vỡ cân bằng sinh thái”, TS Tuần nói.
Việc rùa tai đỏ xuất hiện ở Vĩnh Long với số lượng lớn khiến những người am hiểu về môi trường hết sức lo ngại. TS Nguyễn Tuần, Trưởng phòng Sinh học Thực nghiệm (Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2), cho biết: Rùa tai đỏ là một loài động vật ăn tạp hung dữ, chúng ăn tất cả loài cá bé hơn nó cũng như các động vật thủy sinh khác. Chính vì thế mà Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) xếp loài này đứng đầu trong 100 loài xâm hại nguy hiểm nhất thế giới. “Khi thoát ra tự nhiên, rùa tai đỏ sẽ cạnh tranh thức ăn, giao phối với rùa bản địa, dẫn đến lấn áp, ức chế hoặc tiêu diệt các loài sinh vật bản địa, đưa đến phá vỡ cân bằng sinh thái”, TS Tuần nói.
Rùa tai đỏ tại xã Phú Thành đang đe dọa môi trường và sức khỏe người dân. Ảnh: T.Sơn |
Dù ông Nguyễn Chí Cường, cán bộ xã Phú Thành cho biết, hằng tuần UBND xã đều kết hợp với nhân viên kỹ thuật của Trung tâm để theo dõi số lượng, song nhiều người vẫn lo ngại loài rùa này có thể thoát ra ngoài bất kỳ lúc nào.
TS Hoàng Đức Đạt, Viện Sinh học nhiệt đới TP HCM, cho biết: Rùa tai đỏ có khả năng đào hang nên không dễ nuôi nhốt. Với khả năng thích nghi cao đặc biệt là với điều kiện khí hậu ấm áp, nhiều ao hồ, đầm lầy, sông suối như ở nước ta, nếu để rùa tai đỏ thoát vào thiên nhiên thì chúng sẽ nhanh chóng phát triển và hình thành quần thể tàn phá các quần thể khác. Chính vì thế, các nhà nghiên cứu môi trường cho rằng, rùa tai đỏ phá hủy sinh thái không kém cây mai dương.
Ngoài ra, việc một lượng lớn số rùa được công ty Công ty Cổ phần nhập khẩu thủy sản Cần Thơ nhập về bị chết cũng đang đe dọa vệ sinh môi trường ở đây. Người dân xã Phú Thành cho biết hiện hằng ngày có từ 5 – 30 con rùa bị chết nổi trong ao, sau đó bị vứt bỏ tràn lan.
Theo các nhà khoa học, rùa tai đỏ có thể mang vi khuẩn salmonella, loại vi khuẩn gây bệnh thương hàn đối với người. Đây cũng là một nguy cơ cho người dân sống trong vùng sông nước. “Chúng tôi từng khổ vì nạn ốc bươu vàng, bèo tây, giờ lại lo nạn rùa tai đỏ. Đừng để một người “ăn” mà trăm người phải gánh lấy hậu quả”, ông Huỳnh Thanh Lang, một người dân xã Phú Thành nói.
TS Hoàng Đức Đạt, Viện Sinh học nhiệt đới TP HCM, cho biết: Rùa tai đỏ có khả năng đào hang nên không dễ nuôi nhốt. Với khả năng thích nghi cao đặc biệt là với điều kiện khí hậu ấm áp, nhiều ao hồ, đầm lầy, sông suối như ở nước ta, nếu để rùa tai đỏ thoát vào thiên nhiên thì chúng sẽ nhanh chóng phát triển và hình thành quần thể tàn phá các quần thể khác. Chính vì thế, các nhà nghiên cứu môi trường cho rằng, rùa tai đỏ phá hủy sinh thái không kém cây mai dương.
Ngoài ra, việc một lượng lớn số rùa được công ty Công ty Cổ phần nhập khẩu thủy sản Cần Thơ nhập về bị chết cũng đang đe dọa vệ sinh môi trường ở đây. Người dân xã Phú Thành cho biết hiện hằng ngày có từ 5 – 30 con rùa bị chết nổi trong ao, sau đó bị vứt bỏ tràn lan.
Theo các nhà khoa học, rùa tai đỏ có thể mang vi khuẩn salmonella, loại vi khuẩn gây bệnh thương hàn đối với người. Đây cũng là một nguy cơ cho người dân sống trong vùng sông nước. “Chúng tôi từng khổ vì nạn ốc bươu vàng, bèo tây, giờ lại lo nạn rùa tai đỏ. Đừng để một người “ăn” mà trăm người phải gánh lấy hậu quả”, ông Huỳnh Thanh Lang, một người dân xã Phú Thành nói.
Theo Phan Trường Sơn – Đất Việt
Bình luận (0)