Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Chuyển đổi số góp phần đưa thành phố trở thành đô thị thông minh, hiện đại

Tạp Chí Giáo Dục

Chuyn đi s TP.HCM đang đng th 2 cc. T l đóng góp ca kinh tế s trong GRDP ca TP ưc đt 18,66% GRDP trong năm 2022. Năm 2024, TP.HCM xác đnh ch đ công tác năm: “Quyết tâm thc hin hiu qu chuyn đi s và Ngh quyết s 98/2023/QH15 ca Quc hi”.


Giám đc S Thông tin và Truyn thông TP.HCM Lâm Đình Thng

Có thể thấy, kết quả chuyển đổi số (CĐS) vừa đóng góp cho sự phát triển của TP, vừa làm tiền đề cho TP tăng tốc trong những năm tiếp theo. Nói về chủ đề năm, trong đó có công tác CĐS, ông Lâm Đình Thắng – Thành Ủy viên, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM có buổi trao đổi với Giáo dục TP.HCM về vấn đề này.

+ Phóng viên: Thưa ông, ch đ năm 2024 TP.HCM tiếp tc xác đnh CĐS là nhim v trng tâm. Vì sao TP tiếp tc đt công tác này lên hàng đu?

Ông Lâm Đình Thng – Giám đc S Thông tin và Truyn thông TP.HCM: Chủ đề năm 2024 của TP.HCM và 4 chỉ tiêu CĐS trọng tâm được xác định trong chương trình công tác năm của UBND TP cho thấy tầm quan trọng của CĐS và quyết tâm thực hiện CĐS trong chiến lược phát triển của TP.

TP xác định mục tiêu chung về CĐS là nhằm quản trị đô thị hiệu quả trên cơ sở dữ liệu, theo thời gian thực và có tính dự báo; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hướng đến kinh tế số, kinh tế xanh; nâng cao chất lượng môi trường sống của người dân, tăng sự thuận lợi trong hoạt động của doanh nghiệp và thúc đẩy sự tham gia của người dân trong hoạt động điều hành TP.

+ Nhìn li năm 2023, TP.HCM đã đt đưc nhng bưc tiến quan trng nào v CĐS, thưa ông?

Năm 2023, với sự lãnh đạo của Thành ủy, sự chỉ đạo điều hành của UBND TP, và sự giám sát, hỗ trợ của HĐND TP, Ủy ban MTTQ TP, TP.HCM đã được những bước tiến quan trọng về CĐS, vừa đóng góp cho sự phát triển của TP vừa làm tiền đề cho TP tăng tốc trong những năm tiếp theo.

Trong năm 2023, TP đã đặt trọng tâm vào hạ tầng viễn thông, dữ liệu số và xây dựng chính quyền số. Đây là những điểm cốt lõi mang tính nền tảng để TP thực hiện CĐS bền vững và nhanh chóng trong những năm tiếp theo.

TP hiện đang có hạ tầng số tin cậy, bền vững, ổn định và bảo mật. Hạ tầng cáp quang, internet băng rộng và mạng viễn thông, di động kết nối rộng khắp đến từng nhà người dân.


Chuyn đi s giúp TP.HCM qun tr đô th hiu qu trên cơ s d liu, theo thi gian thc và có tính d báo

Trong năm 2023, TP đã rất nỗ lực trong việc cung cấp dịch vụ công trên môi trường số. Đến nay, 100% thủ tục hành chính được UBND TP phê duyệt đã được cung cấp trên hạ tầng thông tin giải quyết thủ tục hành chính TP. Đã tổ chức cấp chữ ký số miễn phí cho gần 470.000 người dân, gần 12.000 chữ ký số cho cán bộ, công chức, gần 2.000 chữ ký số cho các cơ quan phục vụ sử dụng các dịch vụ công trực tuyến.

TP đã ban hành Chiến lược quản trị dữ liệu TP; đẩy mạnh việc tái cấu trúc, số hóa quy trình nghiệp vụ và vận hành hệ thống chính quyền trên các nền tảng số.

Trong năm 2023, TP.HCM đã nâng cấp, đưa vào vận hành 5 nền tảng quan trọng: Nền tảng giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công; Hệ thống 1022; Bản đồ số TP; Hệ thống đánh giá chỉ số CĐS các cơ quan TP; Hệ thống quản trị thực thi của TP trên nền tảng số.

Điển hình, nền tảng 1022 đã tiếp nhận hơn 30.000 vấn đề người dân quan tâm và đã giúp giảm tỷ lệ trễ hạn trong giải quyết phản ánh của người dân từ 3% năm 2022 xuống còn 0,45% vào cuối năm 2023.

Trong năm qua, TP cũng đã thay đổi 3 phương thức triển khai CĐS quan trọng: Chuyển từ việc mua sắm đầu tư hệ thống riêng lẻ sang tập trung xây dựng các nền tảng số thống nhất toàn TP; chuyển từ xây dựng sang thuê dịch vụ; chuyển từ tin học hóa quy trình hiện có sang kiến tạo quy trình mới gắn với CĐS.

Đây là các bài học quan trọng chúng ta cần kiên trì thực hiện trong năm 2024. 

Về tổng thể, CĐS TP đang đứng thứ 2 cả nước. Đây là năm thứ 3 TP liên tục tăng thứ hạng CĐS. Cổng dịch vụ công TP được xếp hạng 4/63 tỉnh thành, mức A. Tỷ lệ đóng góp của kinh tế số trong GRDP của TP ước đạt 18,66% GRDP trong năm 2022, đứng thứ 7 cả nước. Gần đây nhất, UBND TP là đơn vị duy nhất trong cả nước vừa được Hội đồng giải thưởng ASOCIO lựa chọn trao giải thưởng cho hạng mục chính quyền số xuất sắc năm 2023.

+ Là cơ quan thưng trc ca TP.HCM trong thc hin CĐS, S Thông tin và Truyn thông có các gii pháp trng tâm nào đ thc hin hiu qu ch đ năm, thưa ông?

Sở Thông tin và Truyền thông đề ra 5 giải pháp trọng tâm để thực hiện hiệu quả chủ đề năm 2024.

Thứ nhất, xây dựng hạ tầng số rộng và mạnh. Bao gồm, hạ tầng viễn thông băng rộng, hạ tầng trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây, hạ tầng công nghệ số.

Trong đó có 2 nội dung quan trọng trong năm 2024, đó là tận dụng chủ trương thương mại hóa mạng 5G trên toàn quốc trong năm 2024 để mở rộng vùng phủ sóng và phát triển các ứng dụng, khai thác các hiệu quả cho hoạt động của chính quyền, doanh nghiệp, người dân. Và, kiên trì xây dựng hạ tầng dữ liệu hướng đến quản trị TP dựa trên dữ liệu; đồng thời xây dựng dữ liệu mở để phục vụ cho doanh nghiệp, người dân, phục vụ đổi mới sáng tạo và phát triển kinh tế số.

Thứ hai, tăng tốc xây dựng chính quyền số: Năm 2024, TP sẽ chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến. Tập trung hoàn thành Hệ thống thông tin quản lý đất đai và Hệ thống thông tin cấp phép xây dựng. Đây là 2 hệ thống có số lượng hồ sơ lớn và ảnh hưởng người dân nhiều nhất.

Đồng thời, ra mắt ứng dụng Công dân TP thống nhất trên di động để từng bước hướng đến việc người dân giao tiếp với chính quyền TP trên môi trường số chỉ qua 1 ứng dụng duy nhất. Nâng cao chất lượng quản lý, điều hành trên môi trường số; ứng dụng AI, trợ lý ảo hỗ trợ cán bộ công chức trong thực thi công vụ và trợ lý ảo hỗ trợ người dân trong sử dụng dịch vụ công.

Thứ ba, thúc đẩy kinh tế số: Chỉ tiêu phát triển kinh tế số hiện nay của TP.HCM hiện nay đang cao hơn chỉ tiêu chung của cả nước từ 5-10% trong giai đoạn từ 2025-2030. Đây là một chỉ tiêu rất thách thức, đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của tất cả các ngành, các cấp của TP.

TP cũng cần triển khai các giải pháp, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh cá thể và người dân CĐS và hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ số phát triển.

Thứ tư, đẩy mạnh hơn xây dựng xã hội số, phát triển công dân số: Các ngành, các cấp hướng dẫn và khuyến khích người dân sử dụng các dịch vụ số mà trọng tâm là dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ y tế số, giáo dục số, sử dụng hiệu quả mạng xã hội, mua bán trực tuyến, thanh toán điện tử.

Thứ năm, đảm bảo hiệu quả an toàn thông tin. Ngăn chặn tấn công mạng, tội phạm mạng; đảm bảo an ninh và an toàn cho người dân. Trung tâm Chuyển đổi số TP cũng sẽ được công bố thành lập nhằm tận dụng các nguồn lực về công nghệ thông tin lớn của TP, thực thi những nhiệm vụ triển khai quan trọng và để hỗ trợ cho các sở, ngành, địa phương đang khó khăn về nguồn nhân lực công nghệ thông tin.

+ Ông k vng gì công tác CĐS năm 2024, thưa ông?

Tôi tin với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của người dân và doanh nghiệp, chúng ta đủ niềm tin chương trình CĐS TP.HCM sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, thực hiện thắng lợi các mục tiêu góp phần xây dựng TP.HCM trở thành đô thị thông minh, hiện đại, phát triển bền vững.

+ Xin trân trng cm ơn ông!

Nguyn Trinh

 

Bình luận (0)