Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Lãnh đạo ngành giáo dục TP.HCM: Đối thoại và giải đáp băn khoăn của học sinh

Tạp Chí Giáo Dục

Nhng băn khoăn, mong ưc ca hc sinh thành ph v môi trưng hc tp, sân chơi… đã đưc gi trc tiếp và đưc lãnh đo S GD-ĐT TP.HCM gii đáp thu đáo.


Nhng băn khoăn thc mc ca hc sinh thành ph đã đưc lãnh đo S GD-ĐT TP.HCM gii đáp

+ Hc sinh thành ph: Chúng em mong mun, đ xut cơ s vt cht ca nhà trưng đưc đu tư tt hơn, phù hp hơn, nhiu mng xanh, thiết b đ các em đưc vui chơi, hc tp hiu qu, (như tăng cưng các dng c th dc th thao, trang b thêm các thiết b như máy chiếu, ti vi…) đ giúp các bn hc sinh hc tp trc quan hơn.

Ông Dương Trí Dũng (Phó Giám đc S GD-ĐT TP.HCM): Trong những năm qua, việc đầu tư xây dựng trường lớp luôn được lãnh đạo thành phố quan tâm ưu tiên đầu tư hàng đầu. Kế hoạch đầu tư công trung hạn, hàng năm đều quan tâm đến việc xây dựng trường lớp; được ưu tiên bố trí vốn hàng năm để thực hiện.

Ngoài việc đầu tư xây dựng trường lớp, thành phố cũng hết sức quan tâm, chỉ đạo các đơn vị thực hiện các hoạt động bên trong nhà trường: xây dựng trường lớp sạch đẹp, đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động học tập, đảm bảo điều kiện sân chơi bãi tập, tăng cường cơ sở vật chất phục vụ học tập đã góp phần đẩy mạnh việc tổ chức hoạt động giáo dục, dạy học 2 buổi/ngày để đáp ứng yêu cầu theo chương trình mới của Bộ GD-ĐT.

Mặc dù được quan tâm ưu tiên trong đầu tư xây dựng cơ sở vật chất nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu thực tế.

Nguyên nhân: Áp lực tăng dân số cơ học nên ngành giáo dục và đào tạo luôn trong tình trạng quá tải dẫn đến tình trạng sĩ số học sinh/lớp đông (hàng năm số học sinh tăng bình quân trên 50.000; Sĩ số bình quân học sinh/lớp hiện nay đối với các cấp học là: Mầm non: 18 em/lớp; Tiểu học: 39 học sinh/lớp; THCS: 41 học sinh /lớp; THPT: 39 học sinh /lớp); Các công trình trường học, cơ sở giáo dục được xây dựng trước năm 2000 không đảm bảo diện tích theo như quy chuẩn hiện nay, xây chen, trường học nằm trong khuôn viên các cơ sở tôn giáo…

Để giải quyết các vấn đề trên, thành phố có các biện pháp như: Tiến hành rà soát các công trình xuống cấp, chưa đủ điều kiện nhằm thực hiện việc công tác nâng cấp, sửa chữa các trường học, lớp học; các công trình đầu tư xây dựng mới đều căn cứ theo Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT về ban hành quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học phù hợp với quy chuẩn của Bộ Xây dựng nên các trường học có phòng học, phòng chức năng, khối phục vụ học tập đảm bảo diện tích phù hợp với hoạt động học tập, sinh hoạt của người học.


Lng nghe tiếng nói ca hc sinh góp phn nâng cao cht lưng giáo dc thành ph

Rà soát các quỹ đất, chuyển đổi chức năng, bố trí đất sạch nhằm đưa các dự án xây dựng trường học mới vào danh mục đầu tư công hoặc kêu gọi xã hội hóa, dồn ghép các trường mầm non, trường phổ thông, các cơ sở giáo dục nhỏ lẻ hạn chế về điều kiện cơ sở vật chất thành cơ sở đạt quy chuẩn trường học.

Đẩy nhanh các dự án xây mới hoặc thay thế, nâng cấp, mở rộng cần tăng thêm phòng học tại các quận, huyện có biến động tăng dân số cơ học cao hoặc đang trong quá trình đô thị hóa cao.

Tập trung đầu tư hiện đại hóa trang thiết bị phòng học, phòng bộ môn; thư viện, phòng đa năng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và tăng cường các hoạt động dịch vụ cho học sinh;

Bố trí các nguồn vốn, kinh phí thực hiện các công trình xây dựng cơ bản, kinh phí đầu tư trang thiết bị, kinh phí nâng cấp sửa chữa hàng năm cho các đơn vị.

Khuyến khích đầu tư cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, sân chơi, bãi tập và xây dựng mới các trường học của các tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong nước và nước ngoài theo hình thức hợp tác công tư, xã hội hóa.

+ Hc sinh THPT: Nhà trưng cn thêm các bui tham vn tâm lý cho các bn hc sinh đ có th lng nghe và gii quyết các vn đ các bn quan tâm.

– Hiện nay, theo chỉ đạo và hướng dẫn của Sở GD-ĐT, các trường phổ thông ngay đầu năm học đều xây dựng các chuyên đề về tư vấn tâm lý cho học sinh và bố trí thành các bài giảng riêng hoặc lồng ghép trong các tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ. Tổ chức dạy tích hợp các nội dung tư vấn tâm lý cho học sinh trong các môn học chính khóa và hoạt động trải nghiệm, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Các trường thường xuyên tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ, diễn đàn về các chủ đề liên quan đến nội dung cần tư vấn cho học sinh.

Các trường đều thiết lập kênh thông tin, thường xuyên trao đổi với cha mẹ học sinh về diễn biến tâm lý và các vấn đề cần tư vấn, hỗ trợ cho học sinh.

Nhiều trường làm tốt công tác tư vấn, tham vấn riêng, tư vấn nhóm, trực tiếp tại phòng tư vấn; tư vấn trực tuyến qua mạng nội bộ, trang thông tin điện tử của nhà trường, email, mạng xã hội, điện thoại và các phương tiện thông tin truyền thông khác. Sắp tới, các trường sẽ chú trọng thực hiện nâng cao công tác tham vấn hỗ trợ học sinh, đồng thời phối hợp với các tổ chức, cá nhân liên quan tổ chức các hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh.

Khương Yến (ghi)

Bình luận (0)