Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Xóa… áp lực kiểm tra cuối kỳ

Tạp Chí Giáo Dục

Đi mi kim tra đánh giá bám sát theo hưng tiếp cn phm cht, năng lc hc sinh đã giúp ci b áp lc kim tra cui hc k cho hc sinh…


Vic dy hc và kim tra đánh giá hin đã có s đng b theo hưng phát huy phm cht năng lc hc sinh

Đ kim tra gn vi thc tin cuc sng

Vừa qua, liveshow My Soul 1981 của ca sĩ Mỹ Tâm đã được Trường UK Academy Hạ Long đưa vào đề kiểm tra học kỳ I môn toán lớp 9 khiến các em học sinh rất thích thú. Theo đó, trong đề kiểm tra, liveshow này được lồng ghép khéo léo vào câu hỏi khi đặt ra yêu cầu học sinh hỗ trợ ê-kíp của chương trình tính chiều cao của ngọn hải đăng và lợi nhuận cũng như khả năng hòa vốn của liveshow. Đề kiểm tra này sau đó nhanh chóng nhận được sự quan tâm khắp mạng xã hội, thu về lượng tương tác khá lớn, đa số bình luận đều tỏ ra thích thú với câu hỏi. Đại diện nhà trường chia sẻ, liveshow My Soul 1981 mới đây được tổ chức thành công tại khu vực hải đăng SunWorld của thành phố Hạ Long (Quảng Ninh). Sự kiện thu hút sự quan tâm của đông đảo khán giả yêu thích ca sĩ Mỹ Tâm, trong đó có nhiều học sinh và giáo viên nhà trường. Khi đưa thông tin này vào đề kiểm tra cuối học kỳ I, nhà trường hướng tới việc đổi mới công tác kiểm tra đánh giá, tạo sự gần gũi, nhẹ nhàng cho học sinh trong kiểm tra. “Mục đích mà các thầy cô đưa liveshow My Soul 1981 vào đề kiểm tra chính là tạo ra những ví dụ thực tế, gần gũi, giúp học sinh cảm thấy môn toán không còn khô khan hay mơ hồ nữa. Đặc biệt, liveshow còn được tổ chức tại ngọn hải đăng SunWorld – một trong những biểu tượng của thành phố Hạ Long. Ngọn hải đăng cao 55,5m cũng chính là niềm tự hào của người dân nơi đây, mang tính giáo dục địa phương rất tốt cho học sinh”, đại diện nhà trường cho biết.

Gắn liền với đổi mới kiểm tra đánh giá, đại diện nhà trường cho biết trường luôn nỗ lực thay đổi phương pháp giảng dạy, mỗi bài học, mỗi bài giảng đều được các thầy cô nghiên cứu, xây dựng vừa mang tính giáo dục, vừa mang tính thực tế để giúp học sinh nâng cao kiến thức lẫn kỹ năng sống. Qua đó, mỗi giờ học, mỗi bài kiểm tra không còn là nỗi ám ảnh mà đem đến sự vui vẻ, hào hứng, làm cho các em trở nên ham học hỏi hơn.

Tương tự, đề kiểm tra cuối học kỳ I môn giáo dục công dân lớp 6 và lớp 8 tại Trường THCS-THPT Diên Hồng (Q.10, TP.HCM) được lồng ghép yếu tố giáo dục bạo lực học đường khiến học sinh vô cùng thích thú. Chia sẻ về việc đổi mới đề kiểm tra, ứng dụng các câu hỏi thực tế, thầy Phạm Thanh Tuấn (giáo viên môn giáo dục công dân) nhìn nhận, đổi mới kiểm tra đánh giá nhằm phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh trong thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là rất cần thiết. Đây là một trong những điểm cơ bản trong việc giáo dục phẩm chất cho học sinh. Việc kiểm tra đánh giá không còn là những vấn đề lý thuyết đơn thuần, mà được lồng ghép phù hợp vào nội dung kiểm tra. Thông qua từng câu chuyện mang hơi thở của cuộc sống, những chủ đề nổi bật đang được xã hội quan tâm, có tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến học sinh, khi được đưa vào đề kiểm tra không chỉ khiến học sinh thấy thích thú, gần gũi mà còn giảm áp lực học tập, thi cử, gắn việc học đi đôi với hành, tránh việc học tủ, học vẹt. “Ví dụ như vấn đề bạo lực học đường, thay vì chỉ dạy hoặc kiểm tra trên lý thuyết phần nội dung bài học, khi được lồng ghép để các em nhận thức được hậu quả của bạo lực học đường, cách để không xảy ra bạo lực học đường nhằm xây dựng trường học hạnh phúc thì việc giáo dục sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Bằng cách này, việc kiểm tra đánh giá không còn nặng về kiến thức mà hướng tới tính giáo dục cao về kỹ năng sống, giá trị học và các phẩm chất cần thiết. Qua đó chúng ta để các em tự nêu lên suy nghĩ, nhận định và thay đổi nhận thức, điều chỉnh hành vi của mình theo hướng tích cực hơn”, thầy Tuấn phân tích.

T chc kim tra bng nhiu hình thc

Năm học này, lần đầu tiên ngành giáo dục Q.1 (TP.HCM) đổi mới phương thức ra đề kiểm tra học kỳ I khi giao quyền chủ động cho các trường ra đề theo ma trận. Cô Nguyễn Đoan Trang (Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Du, Q.1) chia sẻ, điều chỉnh này đã giúp các trường xây dựng, thiết kế đề kiểm tra phát huy được năng lực của tổ chuyên môn cũng như bám sát nhất với năng lực học sinh. Điều này hoàn toàn phù hợp với việc dạy và học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. “Đối với việc dạy và học theo hướng phát huy phẩm chất năng lực người học, không chỉ nằm ở việc đổi mới phương pháp dạy học mà còn phải gắn liền với đổi mới phương thức kiểm tra đánh giá. Việc kiểm tra đánh giá không còn cứng nhắc, rập khuôn, khô khan mà được trao quyền để giáo viên đa dạng các hình thức kiểm tra, bám sát với năng lực học sinh. Thông qua bài kiểm tra, học sinh không chỉ thể hiện được năng lực kiến thức mà còn phát huy được kỹ năng cũng như các năng lực sáng tạo, vận dụng, tư duy logic…”, cô Trang cho hay.


Kim tra cui hc k I đưc các trưng thc hin nh nhàng, gim áp lc cho hc sinh

Theo cô Nguyễn Thụy Ái (Hiệu trưởng Trường THCS Lữ Gia, Q.11, TP.HCM), bám sát với quy định, thông tư, hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT về đổi mới kiểm tra đánh giá, hiện nay việc kiểm tra đánh giá học sinh được nhà trường tổ chức đa dạng bằng nhiều hình thức. Trong đó, các đề kiểm tra định kỳ luôn được gắn với thực tiễn để phù hợp với việc đổi mới của Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đồng thời phù hợp với xu hướng ra đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT công lập tại TP.HCM. “Chủ trương của nhà trường là không tạo áp lực, không khiến học sinh nặng nề với kiểm tra định kỳ, mà việc đánh giá học sinh được thực hiện trong suốt quá trình học tập của các em. Vì thế, việc kiểm tra cuối học kỳ I rất nhẹ nhàng, nhà trường chỉ kiểm tra tập trung ở một số môn như toán, ngữ văn, tiếng Anh; các môn còn lại thực hiện kiểm tra ngay tại lớp”, cô Ái nói.

Ông Trịnh Vĩnh Thanh (Trưởng phòng GD-ĐT Q.Gò Vấp, TP.HCM) thông tin, trước ngày 6-1-2024, các trường sẽ hoàn thành việc kiểm tra cuối học kỳ I. Hoạt động kiểm tra đánh giá phải được xây dựng thành quy chế kiểm tra đánh giá chung trong nhà trường. Nhà trường ban hành quy chế kiểm tra đánh giá đảm bảo tính khoa học, logic, chặt chẽ. Với đánh giá cuối kỳ, được thực hiện thông qua bài kiểm tra trên giấy (trên máy tính), bài thực hành, dự án học tập. Riêng với các khối lớp thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở bậc THCS (lớp 6, 7, 8), phòng GD-ĐT yêu cầu các trường xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá phù hợp với kế hoạch dạy học; không kiểm tra đánh giá vượt quá yêu cầu, mức độ cần đạt của chương trình, không kiểm tra đánh giá đối với các nội dung tinh giản theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT.

Bài, ảnh: Thành Nam

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)