Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

“Giải phẫu” quy hoạch treo để người dân đỡ khổ

Tạp Chí Giáo Dục

Ch tch HĐND TP.HCM Nguyn Th L nhn mnh ti hi ngh tiếp xúc gia t đi biu Quc hi (ĐBQH) TP.HCM đơn v 10 vi c tri huyn C Chi.


Ch tch HĐND TP.HCM Nguyn Th L yêu cu C Chi phi “gii phu” quy hoch đ ngưi dân bt kh
 

Theo đó, tại hội nghị, các cử tri đặc biệt bức xúc về tình trạng quy hoạch treo.

Cử tri Võ Minh Trí (xã Phước Thạnh) cho biết, quy hoạch treo kéo dài nhiều năm đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân. Bản thân ông được gia đình cho đất (có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) nhưng không thể sử dụng được bởi gặp khó khăn khi xin phép xây dựng và chuyển mục đích sử dụng đất. Ông mong thực trạng này sớm được giải quyết để dân bớt khổ.

Cử tri Lê Đình Văn (xã Phước Vĩnh An) cho rằng, quy hoạch treo quá lâu, không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của bà con mà còn gây lãng phí tài nguyên đất.

“Hiện người dân rất quan tâm đến công tác thực hiện quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch”, cử tri Văn nói.

Trả lời cử tri, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Lệ cho biết, với trách nhiệm của đại biểu HĐND, các đại biểu đã cố gắng làm việc với các cơ quan chức năng nhưng cũng có vấn đề chưa giải quyết dứt điểm. Đơn cử vấn đề quy hoạch, giải quyết đơn kiến nghị của 19 hộ dân ở xã Tân Phú Trung, Củ Chi do lịch sử để lại quá lâu, muốn tìm giải pháp vô cùng khó khăn, phải đối chiếu quy hoạch hiện hành.

Bà Lệ cho rằng, vừa qua huyện Củ Chi thực hiện quy hoạch vẫn có chỗ không hợp lý. Đất trống thì không quy hoạch, ngược lại quy hoạch đất nhà dân, hoặc quy hoạch đất đang canh tác. Cũng có một thời gian Củ Chi làm quy hoạch trên giấy, gây tốn kém bồi thường và bức xúc cho người dân.

Theo đó, bà Lệ đề nghị UBND huyện Củ Chi rà soát kỹ công tác quy hoạch, nơi nào chưa phù hợp phải báo cáo, đề xuất điều chỉnh, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân. Đặc biệt khi TP đang triển khai điều chỉnh quy hoạch chung đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060 thì bây giờ Củ Chi phải “giải phẫu” để người dân bớt khổ.


C
 tri huyn C Chi nêu ý kiến ti hi ngh tiếp xúc

“Điều chỉnh, rà soát là trách nhiệm của huyện, phải có sự chủ động thực hiện. Không bỏ bê, không đổ lỗi. Khảo sát, xem lại bản đồ quy hoạch trước đây còn hợp lý không để kịp thời báo cáo, tham mưu đề xuất quy hoạch”, bà Lệ nói.

* Tại hội nghị tiếp xúc giữa tổ ĐBQH TP.HCM đơn vị 2 với cử tri quận 3, nhiều cử tri bày tỏ quan tâm đến tổ chức chính quyền đô thị. Cử tri Nguyễn Hữu Châu (P.Võ Thị Sáu) tâm tư, TP.Thủ Đức dù là mô hình TP trong TP đầu tiên của cả nước nhưng hiện cũng chỉ là đơn vị hành chính cấp huyện.

Trả lời vấn đề này, đại biểu Đỗ Đức Hiển – Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, tổ ĐBQH TP.HCM đơn vị 2 – cho biết, vừa qua TP.HCM đã sơ kết 3 năm thực hiện mô hình tổ chức chính quyền đô thị. Chính phủ cũng đã có báo cáo kết quả thực hiện của TP.HCM. Trong đó, Chính phủ đánh giá mô hình tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM có nhiều ưu điểm nổi trội nhưng cũng cần tính đến vị trí, vai trò, quy mô của từng địa bàn, đặc thù và yêu cầu quản lý phù hợp đối với mỗi địa phương. Thời gian tới, Chính phủ sẽ chỉ đạo các bộ, ngành tổng kết đánh giá hiệu quả của từng mô hình trên cơ sở so sánh, đối chiếu giữa TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng.

Hiện Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu xây dựng đề án mô hình tổ chức chính quyền đô thị trực thuộc cấp tỉnh. Đồng thời xây dựng báo cáo rà soát, đánh giá tổng thể việc thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương hiện hành.

Trên cơ sở đó sẽ đề xuất mô hình tổ chức chính quyền phù hợp với từng loại hình đô thị; đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức chính quyền địa phương hoặc xây dựng dự án Luật Chính quyền đô thị áp dụng thống nhất trong phạm vi cả nước để trình Quốc hội thông qua.

Phú Cát

Bình luận (0)