Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

TP.HCM: Đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau do quá trình số hóa

Tạp Chí Giáo Dục

Chuyn đi s (CĐS) đang din ra trên mi lĩnh vc ca kinh tế và xã hi, trong đó có kinh tế s (KTS) đưc dn dt bi các ngành công nghip, doanh nghip. Tuy nhiên, vic thc hin CĐS trong các doanh nghip trên đa bàn TP.HCM vn còn nhiu khó khăn, thách thc. Theo đó chính quyn TP cam kết đm bo không ai b b li phía sau do quá trình s hóa…


Trin lãm chuyn đi s ti TP.HCM nhm hưng ng Ngày Chuyn đi s quc gia năm 2023

Những nhận định này được nêu ra tại Hội nghị công nghệ nâng tầm cuộc sống (Tech4Life 2023) diễn ra tại TP.HCM nhằm hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023.

Doanh nghip còn loay hoay vi chuyn đi s

Theo ông Lê Hùng Cường – Phó Tổng giám đốc FPT Digital, hiện nay 98,1% doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa gặp khó khăn trong việc đầu tư, ứng dụng công nghệ mới; 48,8% doanh nghiệp đã từng nhưng hiện tại không còn sử dụng các giải pháp số do chưa xác định mục tiêu và chiến lược CĐS đúng đắn, thiếu nhân sự và các nguồn lực; chỉ khoảng 22% doanh nghiệp nhỏ và vừa đã đặt ra mục tiêu CĐS và tìm được định hướng phù hợp hoặc có kế hoạch triển khai cụ thể. Thách thức khác mà doanh nghiệp Việt Nam thường gặp phải trên hành trình CĐS rất nhiều. Đơn cử, nhận thức về khái niệm, mục tiêu, lợi ích và kết quả của CĐS còn chưa rõ; Phần lớn doanh nghiệp không có chiến lược và lộ trình cụ thể; Nguồn lực thực hiện CĐS trong ngành còn yếu. Đa phần các chủ doanh nghiệp, lãnh đạo doanh nghiệp hoạt động theo truyền thống, chưa sẵn sàng và ngại thay đổi, tiếp nhận cái mới.

“Thiếu vai trò dẫn dắt với cam kết và ý chí cần thiết từ lãnh đạo dẫn đến thất bại trong CĐS. Máy móc, thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ sản xuất lạc hậu, quy mô sản xuất manh mún, hàm lượng công nghệ và tự động hóa thấp là những yếu tố ảnh hưởng lớn đến khả năng ứng dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất”, ông Cường tâm tư.

Cũng theo ông Cường, ngân sách hạn chế là thách thức vô cùng lớn, trong khi chi phí đầu tư, ứng dụng công nghệ và máy móc tự động hóa còn cao, cản trở việc đầu tư cho CĐS. Công nghiệp phụ trợ còn yếu gây khó khăn trong việc liên kết hệ sinh thái…

Ông Nguyễn Công Luân – Phó Trưởng phòng Xuất nhập khẩu, Sở Công thương TP.HCM – cho biết, CĐS ngành logistics ở TP.HCM còn mang tính rời rạc, ít chia sẻ dữ liệu lẫn nhau, chưa có những công nghệ đáp ứng riêng cho ngành, chưa có trung tâm ứng dụng CNTT trong logistics.

Ông Luân nhấn mạnh, để đạt mục tiêu đóng góp của logistics vào GRDP TP đến năm 2025 đạt 10% và đến năm 2030 đạt 12%; góp phần kéo giảm tỷ lệ chi phí logistics cả nước so với GDP quốc gia đến năm 2025 khoảng 10% – 15% cần kết nối, xúc tiến cung cấp dịch vụ logistics giữa doanh nghiệp dịch vụ logistics và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Đồng thời cần có hợp tác liên kết vùng và giải pháp phát huy vai trò CĐS trong ngành logistics. Trong đó, cần hoàn thiện pháp luật cho CĐS, phát triển cơ sở hạ tầng logistics, đảm bảo an toàn an ninh thông tin, đào tạo và phát triển nhân lực phục vụ CĐS. Các bộ ngành cần thiết lập bản đồ số logistics, thiết lập các tiêu chuẩn kết nối thông tin và bảo vệ dữ liệu; chuẩn hóa quy trình lưu chuyển và lưu trữ hàng hóa.

Để thực hiện CĐS hướng tới nâng cao năng lực cạnh tranh trong tương lai, ông Cường cho rằng, các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần xác định mục tiêu, từng bước ứng dụng công nghệ số trong hoạt động. Tham gia và nhận hỗ trợ từ các quỹ phát triển; tham gia các chương trình hỗ trợ liên quan đến số hóa, CĐS để nhận sự hỗ trợ về nguồn lực giúp cho quá trình CĐS được dễ dàng hơn.

Phát trin cm công nghip s và thúc đy hot đng khi nghip

Trong năm 2022, KTS tại TP.HCM đã đóng góp khoảng 1.479.227 tỷ đồng, tỷ trọng đóng góp KTS trong GRDP đạt khoảng 19%. TP.HCM đang đặt mục tiêu phấn đấu tỷ trọng KTS 25% đến năm 2025, 40% vào năm 2030 và luôn cao hơn mục tiêu quốc gia 5-10% để tiếp tục là đầu tàu kinh tế cả nước.

Bà Võ Thị Trung Trinh – Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM – cho biết, hiện nay TP đang tập trung xây dựng 3 nhóm dữ liệu: Nhóm dữ liệu về người dân, Nhóm dữ liệu tài chính – doanh nghiệp, Nhóm dữ liệu về đất đai – đô thị; đồng thời mở rộng xây dựng hạ tầng số và tăng cường an toàn thông tin. Từ đó triển khai nền tảng số của các hệ thống thông tin quy mô TP, thực hiện CĐS, xây dựng hệ sinh thái sáng tạo, đổi mới, triển khai chương trình AI…

“Đây là những nền tảng cơ bản để thúc đẩy phát triển đột phá KTS tại TP.HCM” – bà Trinh nói.

Để KTS phát triển, theo ThS. Nguyễn Trúc Vân – Giám đốc Trung tâm Mô phỏng và dự báo kinh tế xã hội TP.HCM thì TP cần tăng cường khả năng cạnh tranh thông qua số hóa. Trong đó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng, tiếp cận và sử dụng hiệu quả công nghệ kỹ thuật số ở mọi quy mô doanh nghiệp và mức độ trưởng thành về kỹ thuật số. Thúc đẩy phát triển ngành bằng cách tăng cường sự tham gia của chính quyền TP. Xây dựng khung pháp lý để đáp ứng nền kinh tế kỹ thuật số và khuyến khích các mô hình kinh doanh đổi mới; phát triển cụm công nghiệp số và thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp.

Bà Vân nhấn mạnh, nền KTS là kết quả của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, nơi các công nghệ kỹ thuật số đang được áp dụng rộng rãi. Trong đó, công nghệ kỹ thuật số sẽ thúc đẩy nền KTS cũng như các lĩnh vực kinh tế khác, bao gồm cả nền kinh tế xanh và tuần hoàn. Nguyên tắc xây dựng chiến lược cần đảm bảo toàn diện, có đạo đức và đảm bảo độ tin cậy. Tức là đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau do quá trình số hóa; dữ liệu và các công cụ kỹ thuật số được sử dụng một cách có đạo đức; đảm bảo sự tăng trưởng của nền kinh tế kỹ thuật số mà không ảnh hưởng đến quyền riêng tư và an ninh mạng.

Tham dự tại hội thảo, ông Dương Anh Đức – Phó Chủ tịch UBND TP.HCM – nhấn mạnh, hiện nay CĐS gần như là một xu thế không thể đảo ngược. Tại các nước, việc xây dựng các chương trình CĐS, triển khai các hoạt động CĐS là một hoạt động bắt buộc và tạo ra một sức ép buộc chính quyền phải thay đổi, phải biết cách ứng dụng những thành tựu mới nhất của khoa học công nghệ CĐS vào trong hoạt động của mình để tạo ra những dịch vụ ngày một hiệu quả, năng suất hơn để phục vụ người dân tốt hơn.

Riêng với TP.HCM, TP xác định tầm nhìn đến năm 2030 trở thành đô thị thông minh với sự đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động của bộ máy chính quyền số, doanh nghiệp số và xã hội số. Bởi đây là 3 trụ cột của CĐS. Ngày 24-6-2023 Quốc hội đã thông qua và ban hành Nghị quyết 98 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM. Và nghị quyết này chính là cơ hội lớn để TP nhanh chóng trở thành đô thị thông minh…

Phú Cát

Bình luận (0)