Sự kiện giáo dục

Cò đất dạt về vùng giáp ranh, tiếp tục tung hoành

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Khi TP.HCM không còn là nơi d kiếm sng, cò đt dt v các đa bàn giáp ranh lp cht, dng lu tiếp tc tung hoành.


Đim giao dch nhà đt mc lên như nm sau mưa trên tnh l 826C

V quê mua đt cho d… th

Vợ chồng anh Nguyễn Chí Dũng (phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú, TP.HCM) cưới nhau hơn 15 năm, mơ ước có một căn nhà nhỏ ở vùng ven TP vẫn chỉ là ước mơ dù đã cố gắng tích cóp. Hiện tại cả nhà 5 người phải sống trong căn phòng thuê ọp ẹp ở xóm lao động nghèo.

Dũng chia sẻ, bây giờ mua chung cư không dễ vì có thấp lắm cũng 1,5 tỷ đồng/căn, trong khi phải đặt cọc trước. Hai vợ chồng đã tính mua căn hộ nhưng lại lo không đủ tiền để đặt cọc lần hai, nếu phải vay mượn thì càng thêm lo. Tính mãi, đến năm 2018, hai vợ chồng quyết định cầm 300 triệu đồng về quê Tây Ninh mua 120m vuông đất ở. Hai năm sau, miếng đất này tăng giá lên 500 triệu đồng, chúng tôi lại quyết định bán và đắp thêm tiền để mua lại một miếng khác lớn hơn. Cứ thế, sau 4 lần bán rồi lại mua cũng kiếm được chút đỉnh.

“Giá đất ở quê có tăng nhưng không sốt như ở TP.HCM. Vì vậy, dành dụm được đồng nào, chúng tôi rủ bạn bè, anh em hùn lại rồi về quê mua đất chờ cơ hội bán kiếm lời. Nếu suôn sẻ, sang năm 2023, vợ chồng sẽ mua căn hộ ở TP, thiếu chút đỉnh thì vay ngân hàng cũng đỡ lo trả vốn và lãi hàng tháng”, anh Dũng chia sẻ.

Nhớ lại ngày đầu mang tiền về quê mua đất, chị Dương, vợ anh Dũng tâm sự, người ta có tiền túi thì quyết định lẹ làng, còn mình bao năm làm lụng cực khổ, dành dụm được chút đỉnh cũng lăn tăn lắm. Nhưng nhìn cảnh các con nheo nhóc, bệnh đau triền miên do sống trong nhà trọ ngập nước, ẩm thấp mà xót rồi cũng phải đánh liều. “Nhờ liều mà đến nay cũng nhẹ lo chuyện nhà cửa, đầu óc thoải mái hơn”, chị Dương cười, nói.

Cũng với giải pháp lấy ngắn nuôi dài, chị Lê Thanh Hòa (quản lý chuỗi cửa hàng thực phẩm tại TP.HCM) về Long An mua đất để đó có giá thì bán. “Chờ đủ tiền để mua đất, mua nhà ở TP này thì chờ cả đời. Không mua ở tỉnh này thì mua tỉnh khác, vừa túi tiền hoặc trong khả năng trả nợ nếu phải vay mượn thêm. Giá đất tăng thì ở đâu cũng tăng, vì vậy không nhất thiết phải mua ở trung tâm gần chợ, khu dân cư… mà có thể mua ở bất kỳ đâu. Vốn ít thì lãi ít, túc tắc 5-10 năm cũng có lãi nhiều”, chị Hoài đúc kết kinh nghiệm.

Về quê mua đất đang là xu hướng chung của nhiều người. Người giàu có thì mua đất vườn, đất rẫy làm trang trại, làm du lịch homestay… Người ít vốn thì mua miếng đất nhỏ xem như của để dành. “Cần tìm hiểu kỹ về thông tin về miếng đất định mua, cụ thể là về quy hoạch, chủ quyền, pháp lý và cả giá cả thời điểm đó, tránh bị cò đẩy giá cao”, chị Hòa chia sẻ kinh nghiệm.

Bát nháo cò đt

Nắm bắt nhu cầu mua bán, cò đất ở các nơi kéo về “đại náo” vùng quê. Có một thực tế là ở những địa bàn nhà đất đang “nóng”, phần lớn môi giới là người ở địa phương khác đến, hoạt động với đủ chiêu trò thổi giá, tạo cơn sốt ảo nhằm tác động đến tâm lý người mua. “Số người này thật ra là người của một hoặc hai nhóm, họ bắt tay nhau thổi giá, giả vờ chồng tiền sang tay với giá cao hơn chỉ sau một, hai ngày mua”, anh Trương Minh Hào, một môi giới ở huyện Củ Chi, TP.HCM nói. Cũng với chiêu trò này, giới cò đã tung hoành một thời gian dài ở vùng ven TP.HCM đến khi có sự can thiệp của cơ quan chức năng.

Một ngày cuối tháng 3, theo chỉ dẫn của ông Nguyễn Văn Tài (xã Phước Lại, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An), chúng tôi đi theo con đường tỉnh 628C đến quán cà phê nhà đất – là bãi đáp của cánh môi giới mỗi ngày. Quán khá rộng bày cũng vài chục chiếc bàn nhỏ từ trong ra ngoài nhưng chật kín người. Ai ai cũng áo sơ mi bỏ trong quần, có người còn xách vali chẳng khác nào cán bộ về địa phương. Đây cũng là nơi cò đất và người mua gặp nhau trao đổi, hướng dẫn làm các thủ tục mua bán, đặt cọc, làm sổ…

Trong số những gương mặt ấy, dù lâu không gặp nhưng chúng tôi có thể nhận ra Tèo ghẻ, Tân móm, Dũng cò… một thời tung hoành tại địa bàn huyện Nhà Bè. Gặp lại người quen, Dũng cò luôn miệng: “Trên kia giờ công ty lớn thu gom hết, mình cò con không còn đất sống nên dạt về đây, tháng kiếm được 2-3 mối cũng sống khỏe”.

Theo Dũng cò, Cần Giuộc đất còn nhiều nhưng nuôi trồng không hiệu quả nên bà con dần san lấp phân lô bán nền, nhờ vậy mà cò sống được. Được biết, Dũng cò về đây dựng chòi đón khách từ hai năm nay. Ngoài môi giới, nhận làm các thủ tục, Dũng cò còn nhận san lấp, thi công khi khách hàng có nhu cầu. Tuổi đời, tuổi nghề kém xa nhưng trong giới ở địa bàn này rất nể Dũng cò vì khả năng “chạy” những vụ tranh chấp đất phức tạp. Thời buổi công nghệ, cò thu thập thông tin, hình ảnh và cả giấy tờ của từng miếng đất rồi đưa lên trang cá nhân. Người có nhu cầu xem trước và chốt hẹn ngày giờ gặp nhau coi đất, được thì đặt cọc, làm các thủ tục…


 sâu trong đng cũng đã đưc cò dng lên nhng tm bng như thế này

Rời quán, men theo con đường bê tông dẫn vào xóm nhà khá heo hút hướng về khu công nghiệp Long Hậu, hai bên đường có rất nhiều tấm bảng ghi thông tin của người môi giới. Bằng kinh nghiệm, chúng tôi gọi vào 4 số máy của 4 tấm bảng có tên khác nhau thì có 3 số do một người nghe máy.

Rẽ vào vuông tôm cách đó không xa, thấy tôi vào, một người đàn ông xua tay: “Ở đây không có nhu cầu mua bán đất, làm ơn đi giùm”. Đúng như lời chị Phương, người dân ở đây nói “thế nào chú vô trong kia cũng bị đuổi vì tưởng chú là cò đất”.

Theo lời lão nông Nguyễn Minh (72 tuổi, ấp 3, xã Phước Lại) nói, khoảng 2 năm nay, họ (cò đất – PV) từ đâu kéo về làm dậy cả xóm. “Tui còn mấy công đất vừa trồng cây vừa cải tạo nuôi tôm kiếm cái ăn vậy mà ngày nào cũng có hơn chục người dắt khách đến coi ngó, đưa ra giá. Thậm chí nửa đêm, cò đất, người mua gọi liên tục. Họ tự thổi giá, thậm chí thay quyền chủ đất để đưa ra giá luôn, phiền lắm”.

Cũng theo ông Minh, thực tế nhiều gia đình có nhu cầu bán thổ cư, đất nông nghiệp do canh tác không hiệu quả, lấy vốn chuyển hướng làm ăn. Tuy nhiên, do cò đất quá lộng hành, chủ đất bán nhưng không qua tay họ thì cũng khó yên, tụi nó tìm cách phá đủ đường.

Tuy An

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)