Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Tuyển sinh vào lớp 10 năm 2021 tại TP.HCM: Các trường đẩy mạnh dạy và học theo tính thực tế

Tạp Chí Giáo Dục

ng ti đi mi ging dy và đi mi kim tra đánh giá HS, k thi tuyn sinh (TS) 10 năm hc 2020-2021 TP.HCM vn trên tinh thn “đi mi n đnh”. Vic dy và hc ca HS cui cp cũng đưc các trưng THCS thiết kế theo hưng tim cn thc tế, hình thành năng lc tư duy, vn dng…


Tiết hc “đi mi” ca hc sinh lp 9, Trưng THCS Nguyn Du (Q.1)
 

Đi mi ging dy theo hưng thc tế

Ông Lê Duy Tân – Trưởng phòng GD Trung học, Sở GD-ĐT TP.HCM – khẳng định, tính đổi mới trong kỳ thi TS 10 năm học 2020-2021 sẽ vẫn giữ ổn định ở cả 3 môn văn, toán và ngoại ngữ, tính đổi mới của kỳ thi cũng sẽ dựa trên lộ trình, đảm bảo sự ổn định, không “gây khó” cho giáo viên (GV) và nhà trường, đồng thời tạo sự thích ứng cho GV trong đổi mới giảng dạy. 

“Do hướng ra đề thi đổi mới, không còn quá chú trọng vào lý thuyết đơn thuần mà gắn liền với thực hành, kiểm tra khả năng tư duy, nhận biết, vận dụng của HS nên việc giảng dạy của các nhà trường cũng phải theo hướng thực hành, dạy cho HS kiến thức thực tế gắn với bài học, quan trọng nhất là hình thành cho các em tư duy giải quyết vấn đề”, ông Tân nhấn mạnh.

Chính hướng ra đề thi như vậy, ông Tân chỉ rõ, nếu thầy cô không đổi mới trong mỗi tiết học, không đổi mới trong cách đặt vấn đề, tiếp cận vấn đề cho HS thì thầy cô sẽ tạo ra thế hệ HS là những bản sao còn thua cả máy photo, thua cả máy tính. Việc đổi mới kiểm tra, đánh giá, đổi mới cách ra đề thi là một cách để thầy cô đổi mới công tác giảng dạy. Cách thức đổi mới giảng dạy gắn liền với thực tế, ban đầu HS có thể cảm thấy thầy cô đang dạy ít đi nhưng dạy đến đâu chắc đến đó, dạy một mà HS sẽ biết đến 3, 4, liên hệ nhiều kiến thức, giải quyết nhiều vấn đề, biết vận dụng liên hệ với các vấn đề thực tế.

“Chương trình GDPT 2018 hướng tới hình thành năng lực và phẩm chất của người học. Đề thi TS 10 cũng đang dần tiệm cận với việc kiểm tra năng lực, phẩm chất của HS – những điều mà các em được hình thành trong quá trình học ở trên lớp. Vì thế, ngoài kiến thức bài học, GV cần chủ động trang bị và hình thành cho HS khả năng tự học, tự nghiên cứu, mong muốn tìm hiểu đào sâu bản chất vấn đề. Bởi khi đã hiểu rõ bản chất của vấn đề thì ngay cả không có GV, HS cũng giải quyết được các vấn đề tồn tại của cuộc sống. Đây mới là mấu chốt của việc dạy học”, ông Tân nói.

Trong 3 môn thi TS 10 văn, toán, ngoại ngữ, ông Tân đặc biệt lưu ý đến môn toán. Theo ông Tân, đây là môn học mà đề thi đánh giá cao khả năng thực tế, logic của HS qua những bài toán thực tế. Toán thực tế là toán gắn liền với thực tế nên có thể vận dụng thêm kiến thức của các môn học khác như vật lý, hóa học, sinh học… Đây là dạng toán mà HS thường gặp khó bởi đòi hỏi cao kỹ năng tư duy của các em. Điều đáng nói ở đây là khác với văn, ngoại ngữ sẽ có cấu trúc; toán thực tế không có mẫu mà một vấn đề kiến thức có thể hình thành nên nhiều dạng toán thực tế. Do đó, quá trình giảng dạy đòi hỏi GV phải thật sự chú trọng hình thành cho HS kỹ năng tư duy, cụ thể hóa các vấn đề toán học bằng thực tế.

Riêng môn tiếng Anh, đề thi trắc nghiệm sẽ tăng từ 36 câu lên 40 câu. Tuy nhiên, lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM cho hay, dù tăng số lượng câu nhưng mức độ kiến thức, cấu trúc đề sẽ vẫn trên tinh thần ổn định.

“Luyn” thc tế cho hc sinh

“Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, kiến thức học kỳ II năm học 2019-2020 của HS khối 8 cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Vì thế, để đảm bảo cho HS cuối cấp có thể nắm bắt tốt kiến thức lớp 9, từ đó làm hành trang để bước vào kỳ thi TS 10, ngay từ đầu năm học 2020-2021, nhà trường đã thiết kế tăng cường thêm thời lượng ôn tập từ 1 đến 3 tiết/ tuần/ môn ở 3 môn văn, toán, tiếng Anh”, cô Lê Thị Thùy – Hiệu trưởng Trường THCS Vân Đồn, Q.4 – chia sẻ về “lộ trình” dạy và học cho HS khối 9.

Bên cạnh tăng cường thời lượng ôn tập ở 3 môn thi TS, cô Thùy cho hay, việc dạy học với HS cuối cấp cũng được nhà trường đẩy mạnh theo hướng cá thể hóa, phân loại theo đối tượng HS để vừa giảng dạy vừa định hướng chọn trường cho các em. “Năm nay, GV cuối cấp vất vả hơn một chút vì song song với kiến thức lớp 9, thầy cô phải thường xuyên ôn tập, nhắc lại cho HS kiến thức lớp 8. Cạnh đó, do đề thi TS được thiết kế theo hướng mở, thực tế nên việc giảng dạy của GV cũng phải đổi mới, tăng cường thêm các tiết học ngoài lớp học, tiết học theo hướng thiết kế bài học để HS làm quen và thích nghi với các dạng bài đổi mới”, cô Thùy thông tin.

Tương tự, tại Trường THCS Nguyễn Du (Q.1), việc giảng dạy và ôn tập cho HS cuối cấp được nhà trường đẩy mạnh từ đầu năm học. Với 3 môn thi TS 10, mỗi môn tăng thêm 3 tiết/ tuần vào thời lượng buổi 2. “Trong kế hoạch giảng dạy bài học của GV cuối cấp, nhà trường đều khuyến khích thầy cô giảng dạy theo hướng mở, dạy học gắn liền với thực tế thông qua dạy học dự án, chuyên đề, nghiên cứu bài học, dạy học theo chủ đề… Đặc biệt, việc đổi mới cũng được nhà trường tăng cường áp dụng trong kiểm tra, đánh giá HS để GV có sự đồng bộ, hình thành tư duy năng lực nhận thức vấn đề cho HS”, cô Nguyễn Đoan Trang – Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Du, Q.1 – chia sẻ.

Cô Hồ Thị Bích Ty – GV tiếng Anh, Trường THCS Hà Huy Tập, Q.Bình Thạnh – cho hay, việc giảng dạy tiếng Anh cho HS khối 9 đang được GV xây dựng theo hướng đẩy mạnh trang bị cho các em vận dụng, thông hiểu nhiều hơn chứ không đơn thuần là nhận biết nữa. “Việc tăng số lượng câu hỏi trong đề thi có thể sẽ là cách để HS dễ dàng gỡ điểm hơn cũng như đánh giá sâu hơn mức độ kiến thức mà các em học được. Với việc tăng số lượng câu hỏi thì dù kiến thức bài học không thay đổi nhưng GV sẽ phải tăng cường hơn các hình thức hỏi, đánh giá để kiểm tra mức độ thông hiểu của HS”, cô Ty nói.

Bài, ảnh: Đ Lan

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)