Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Bí quyết giúp trẻ thích đọc sách

Tạp Chí Giáo Dục

Trong khi tr mê game, Facebook, coi ti vi… thì ph huynh có th tìm nhng cách đ giúp tr đến vi văn hóa đc.

Hc sinh tiu hc tìm sách đc ti xe thư vin lưu đng. Ảnh: H.Giang

Để trẻ suy nghĩ đọc sách không có nghĩa là học bài, nghĩa vụ phải làm, phụ huynh có thể làm những điều sau:

Thứ nhất, khi cho trẻ đọc sách nên thay đổi giọng theo nhân vật kiểu đóng vai, nếu được thì thay đổi địa điểm, thời gian đọc. Có điều kiện hơn thì biến góc đọc hay vài chỗ trong nhà thành những chỗ ngồi thoải mái và ấm cúng. Ví dụ như dựng túp lều bằng chăn rồi chui vào đọc, hay mua ghế đu đưa, hoặc thậm chí chỉ cần tựa vài cái gối lên ghế sofa rồi ngồi dựa vào. Coi thư viện hay tiệm sách như một trong những địa điểm đi chơi, cùng với các nơi quen thuộc khác như cửa hàng, công viên, rạp chiếu phim… Tốt nhất phụ huynh lập tủ sách nhỏ, vài kệ sách, thành thư viện nhỏ trong phòng ngủ để trẻ dễ dàng tiếp cận với sách, nhất là những cuốn các em thích vào bất cứ lúc nào.

Thứ hai, đọc sách cho nhiều khán giả, đối tượng khác nhau nghe: khi trẻ đã thích một cuốn sách nào đó, hãy để các em thể hiện tài kể lại hay đọc lại câu chuyện, cuốn sách cho nhiều người khác nhau nghe. Khán thính giả có thể là những người thân trong gia đình, bạn bè, hay thậm chí những con vật, đồ vật gắn liền, thân thiết với các em. Ví dụ, để các em đọc lại cuốn sách hay truyện cho búp bê, đồ chơi của mình hay vật nuôi trong nhà. Thậm chí các em có thể tự tạo khán giả cho mình bằng cách dùng đầu ngón tay vẽ mặt người lên hay dùng rối ngón tay. Những con rối nhỏ dễ thương này còn có tác dụng nữa là có thể biến thành các nhân vật trong truyện các em đọc. Ngoài ra, có thể kết hợp đọc sách với những hoạt động khác kèm theo, hay đem diện mạo mới cho việc đọc sách với nhiều hình thức khác nhau. Ví dụ, khi trẻ phải làm bài tập cho môn khoa học tự nhiên hay khoa học xã hội thì khuyến khích các em đọc sách liên quan đến bài tập đó để mở rộng kiến thức. Từ đó các em dần định hình được thói quen hay quan niệm rằng: đọc sách không chỉ cho môn đọc hay cho điểm số mà còn cho việc tích lũy kiến thức nói chung.

Thứ ba, biến những con chữ khô khan thành màn kịch sống động. Sách nào cũng có thể trở thành kịch bản có lời thoại các nhân vật. Sách truyện thì dễ hơn vì có các nhân vật, chỉ cần phân vai. Sách thông tin hay khoa học thì cần tìm hay tự tạo hình ảnh, đạo cụ để dựng thành kịch. Đó là những dịp trẻ được thỏa sức sáng tạo. Lý tưởng nhất là phụ huynh đóng cùng trẻ hoặc cho các em đóng với nhau, có thể rủ một nhóm các bạn đồng lứa tuổi rồi cùng nhau đọc một truyện, rồi phân vai. Trẻ em vốn rất thích đóng kịch, thích biến thành nàng tiên hay công chúa, hoàng tử, hiệp sĩ. Không đóng khung ở truyện hư cấu mà bất cứ sách gì cũng được, từ báo, tạp chí đến từ điển, từ sách giáo khoa đến sách tham khảo, miễn là đọc được.

Thứ tư, phụ huynh nên vui vẻ đọc sách cùng trẻ. Điều này đòi hỏi nỗ lực rất lớn từ bản thân phụ huynh hoặc những người thân trong gia đình. Không nhất thiết chỉ cha hay mẹ mới đọc cùng con; ông bà, anh chị hoặc cô chú cũng có thể đọc cùng trẻ. Sách truyện, báo chí giúp các em có kiến thức nền rất tốt, cần thiết cho sự thành công học thuật sau này. Không chỉ đọc sách tiếng Việt mà hãy đọc cả sách, báo bằng tiếng Anh cho trẻ.

Thứ năm, biết chia sẻ những gì mình đọc được với người khác. Cùng vui buồn và cùng hưởng thụ văn hóa đọc với nhau. Đọc, viết, vẽ về cuốn sách, hoặc làm báo cáo về cuốn sách sau khi đọc là một cách giúp trẻ nhớ và ấn tượng về sách.

Hy vọng những điều trên sẽ giúp cả phụ huynh lẫn học sinh có được niềm đam mê đối với sách. Còn một lưu ý nhỏ nữa, tôi thường nhắc học sinh lớp mình dạy “Hãy coi sách như những người bạn”. Không được giẫm lên sách, ngồi lên sách, quăng quật sách, làm bẩn hay xé rách sách. Và từ nhà trẻ, các em đã được dạy phải nâng niu một cuốn sách như thế nào: ôm sách mỗi lần mang sách đi đâu là phải ôm trước ngực để thể hiện sự quý trọng.

Lê Thu Hng (giáo viên Hà Ni)

 

Bình luận (0)