Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Tổ chức tiết học tiệm cận chương trình mới

Tạp Chí Giáo Dục

Hc sinh lp 10C2 đang tính khong cách gia sân trưng vi các tòa nhà xung quanh trong tiết hc môn toán

Giờ ra chơi của học sinh Trường THPT Phú Nhuận (TP.HCM) những ngày đầu tháng 12, thay vì tìm niềm vui ở các trò chơi hay ngồi trong lớp học, từng tốp học sinh hướng về sân khấu ở giữa sân trường để xem vở kịch Chí Phèo do  nhóm học sinh lớp 11A7, 11A16 và 11A18 biểu diễn. Hoạt động này nằm trong tiết học ngoài không gian lớp học do cô Nguyễn Thị Vũ Huệ (giáo viên môn ngữ văn) xây dựng. “Học sinh thường hỏi giáo viên: học các tác phẩm Chí Phèo, Rừng Xà Nu để làm gì trong cuộc sống. Trong khi đó, giá trị của những tác phẩm này không chỉ truyền đạt kiến thức làm văn cho học sinh mà còn giáo dục các em những tư tưởng lớn hơn về tình yêu, lòng yêu nước, giá trị nhân đạo…”, cô Huệ chia sẻ.

Sân khấu hóa tác phẩm văn học không phải là hình thức mới. Tuy nhiên, đặt trong từng bối cảnh, theo cô Huệ, sẽ tạo ra những tiết học mới lạ, giúp đạt được những mục tiêu khác nhau. “Khi diễn trong lớp, ở hội trường sẽ khác với việc diễn giữa sân trường. Ngoài bản lĩnh làm chủ sân khấu, các em cần có sự chỉn chu, kỹ lưỡng và tự tin hơn nhiều. Kịch bản vở kịch Chí Phèo trong lần diễn này, các em viết tới 12 trang với nhiều lớp phân vai nhân vật, phối hợp rất bài bản”, cô Huệ cho biết.

Tương tự, tiết học môn toán ở lớp 10C2 cũng được tổ chức ngoài sân trường. Không phấn trắng, bảng đen, học sinh được chia thành các nhóm nhỏ để đo đạc, tính toán những mô hình trong sân trường. “Học sinh sẽ tính toán số mét vải nhà trường cần để may dù che ngoài sân; tính toán chi phí, nguyên liệu để xây dựng bục giảng; tính khoảng cách sân trường với các tòa nhà xung quanh để trang bị kỹ năng ước lượng khoảng cách. Các em thường quan niệm học toán là để giải bài tập, chứ không biết học để làm gì trong cuộc sống. Đưa những thiết kế xung quanh vào toán học, không tốn kém mà vẫn đạt hiệu quả cao trong giáo dục, từ đó tạo ra động cơ, động lực và tình yêu với bộ môn”, cô Nguyễn Phương Tâm (giáo viên môn toán) nói.

Đánh giá cao các tiết học ngoài lớp học, thầy Trần Công Tuấn (Phó Hiệu trưởng nhà trường) khẳng định, phương pháp đổi mới này mang đến sự thích thú cho học sinh song song với việc phát huy năng lực của người học. Cùng với đó, phương pháp này cũng phát huy được tính chủ động, đổi mới, linh hoạt của người dạy. “Lựa chọn không gian ngoài lớp học nào để phù hợp với đối tượng, với năng lực cá thể học sinh mà vẫn đạt được yêu cầu khối lượng kiến thức thuộc về sự nhìn nhận, năng lực của giáo viên. Do đó, đây được coi là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để nhà trường tiệm cận với chương trình giáo dục phổ thông mới”, thầy Tuấn khẳng định.

Bài, ảnh: Yến Hoa

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)