Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Nghĩa tình trên đường tác nghiệp

Tạp Chí Giáo Dục

Tròn 12 năm làm báo, tôi tng đi qua nhiu cung đưng, đến các bn làng vùng cao, vùng sâu, xuôi v nhng làng mc đy cát trng dc trin bin bãi ngang đ khai thác đ tài, viết bài. Trên nhng cung đưng y, có nhng ân tình đy cm đng mà tôi may mn đưc gp…


Mt tiết dy hc ca cô giáo Thanh “cm bn” Ra Ró 12 năm v trưc

Li hn ghi bng… cc than

Cơn mưa rừng ào ạt đổ xuống khiến cung đường đất đỏ dẫn đến bản Ra Ró (xã A Vao, huyện Đakrông, Quảng Trị) tròn 12 năm về trước khiến những bước chân lần đầu tiên chạm núi rừng của chúng tôi cứ liên tục trượt ngã. Trưởng bản Côn Vàng cùng cô giáo Thanh – giáo viên “cắm bản” đón chúng tôi đầu con dốc Mạ ơi – nơi con đường mòn dẫn vào bản. Đêm Ra Ró không điện thắp sáng, ngọn đèn dầu leo lét hắt lên vách gỗ nứa, giọng cô giáo Thanh trong trẻo cất lên trong im ắng của đại ngàn. Lần đầu tiên tôi được nghe bài hát về “Một đời người, một rừng cây” do chính cô giáo Thanh hát hay đến lặng người. Ngoài 70 tuổi, già làng Vỗ Lang trông vẫn tinh anh: “Ngày chiến tranh, đồng bào miền biên này cực nhọc lắm. Giờ hòa bình rồi, trẻ con đến trường, có cơm ăn, áo mặc ấm áp rồi. Còn hạnh phúc nào bằng”. Đêm đó với chúng tôi trôi qua rất nhanh bởi những câu chuyện vui, đầy lạc quan của đồng bào miền biên viễn, mặc ngoài kia, tiếng sương nặng hạt vẫn tí tách nhỏ xuống mái tranh, hơi lạnh luồn vào vạt áo tê tái.

Bình minh Ra Ró đến muộn, những áng mây như tấm màn giăng qua bản làng mãi đến xế trưa mới tản đi. Bà con dân bản đi làm rẫy, tranh thủ tạt ngang nhà trưởng bản Côn Vàng để tặng chúng tôi bó rau rừng hái vội buổi sớm và nói lời chào tạm biệt. Hôm ấy, khi rời Ra Ró, bà Kăn Vàng (vợ trưởng bản Côn Vàng) trút bỏ sự e ngại với khách lạ, tiến gần lại bắt tay tôi, nói nhỏ: “Cho mẹ số điện thoại, hôm nào mẹ sắm được điện thoại mẹ sẽ gọi hỏi thăm. Con đọc đi, mẹ ghi lên vách nhà cho khỏi mất, mẹ biết cách viết chữ số rồi, nhờ mấy đứa nhỏ vừa chỉ bày mấy hôm trước đấy”. Tôi chậm rãi đọc số, bà Kăn Vàng cầm viên than củi vừa lấy ra từ bếp còn ấm nóng, nguệch ngoạc viết lên vách gỗ tường nhà. Bà tiễn tôi ra tận đầu bản, đứng trên con dốc Mạ ơi vẫy tay mãi cho đến khi chúng tôi đi khuất bóng về một vạt rừng khác… 


Nhà báo Phan Vĩnh Yên trong mt chuyến tác nghi Ra Ró (xã A Vao, huyn Đakrông) 12 năm trưc

12 năm – một vòng quay, cô giáo Thanh sau nhiều lần đổi điểm lẻ đứng lớp cũng quay lại Ra Ró vào năm học trước. Tôi vui khi nghe cô Thanh kể, Ra Ró bây giờ đã có đường bê tông dẫn vào bản, không còn những nhọc nhằn thở hắt khi bấm chân vượt qua con dốc Mạ ơi. Dù vậy, tôi vẫn đau đáu lời hẹn với nỗi nhớ hằn sâu trong ký ức về những nét than xiêu vẹo trên tường nhà của bà mẹ Vân Kiều.

Hip sĩ gia núi rng

Vài tháng trước, tôi cùng Diệu Thông – một đồng nghiệp làm nghề báo quyết định ngược phố lên núi rừng Đakrông để khai thác đề tài về văn hóa truyền thống của đồng bào thiểu số dọc dãy Trường Sơn. Mùa xuân, phố ngập nắng vàng nhưng Đakrông lại đón chúng tôi bằng những cơn mưa rát mặt. Chiếc xe máy theo cùng nghề của tôi hơn 10 năm có vẻ đã “chồn chân”. Cung đường Hồ Chí Minh nhánh Tây nhiều đèo dốc uốn lượn và thưa vắng nhà dân. Khi qua quãng vắng, cách thị tứ Tà Rụt (huyện Đakrông) tầm 15km, xe đang bon bon lên lưng chừng con dốc cao bỗng nhẹ bẫng tay ga. Đồng hành nhiều năm cùng chiếc xe, tôi nhanh chóng nhận ra sự khác lạ khi cầm tay lái và nhanh chân đạp phanh, tấp vào lề đường. Trưa vắng. Hai chúng tôi nhìn nhau rồi nhìn chiếc xe đầy bất lực. Nhìn bốn bề chỉ một màu xanh ngăn ngắt của cây cối, không thấy một nóc nhà. Tôi leo lên một gò đất cao, dò sóng điện thoại để gọi điện cho nhân vật đã hẹn trước, nhờ chú tìm hộ một thợ sửa xe di động. Một giờ đồng hồ trôi qua, chuông điện thoại reo lên, chú thông báo thợ sửa xe đi vắng. Chúng tôi đành gò lưng đẩy xe lên dốc, đi dọc đường với hy vọng tìm thấy một quán sửa xe. Đồng hồ điểm 12 giờ trưa! Mồ hôi ướt áo và thấm mệt. Đúng lúc đó phía triền rừng xuất hiện một anh công nhân đang làm công trình phía bên kia bờ suối đi về phía chúng tôi. Anh dừng lại hỏi han và gọi thêm nhiều đồng nghiệp khác. Họ cùng lấy búa, tuốc nơ vít và thăm dò bắt bệnh cho xe. Vừa làm, anh vừa nói: “May cho tụi em, hôm nay mưa lớn nên công nhân nghỉ làm. Mấy hôm nắng, bọn anh làm đến tối muộn mới tan ca”. Sau nửa giờ đóng búa chan chát và mở ra nhiều chiếc vít gỉ sét, anh kết luận: “Xe bị đứt dây ga. Cách duy nhất là kéo dây ga cầm ở tay để điều khiển xe chạy lên thị tứ tìm thợ thay dây mới. Đây lên đó 14km”. Kéo dây ga bằng tay để chạy xe với hai phóng viên nữ trên cung đường đầy đèo dốc uốn lượn? Chúng tôi bất lực hết nhìn anh lại nhìn chiếc xe của mình. “Đã giúp thì giúp cho trót”, một đồng nghiệp khác của anh lên tiếng. Thế là 2 chiếc xe cùng hai tài xế tình nguyện chở chúng tôi lên thị tứ, một người khác điều khiển chiếc xe của tôi. Đến nơi, các anh cẩn thận hỏi thợ sửa xe giá cả dây ga và công thợ trước khi rời đi. Họ vui vẻ nhận lời cảm ơn của chúng tôi, chúc chúng tôi có những bài viết hay rồi rời đi nhưng nhất định không cho biết tên. Vẫn chỉ một lời hẹn: “Có duyên sẽ gặp lại”.

Chuyến đi hôm ấy, chúng tôi không làm tròn nhiệm vụ đã định bởi trễ tràng về thời gian. Chúng tôi buộc phải rời khỏi những cánh rừng trước khi mặt trời xuống núi để đảm bảo an toàn. Không có nhiều bài viết nhưng chúng tôi đều thấy vui và ấm lòng bởi những tình cảm mà mình nhận được.

Nghề báo không như ai đó nghĩ, không đầy quyền năng và sự thảnh thơi. Tôi cũng như nhiều đồng nghiệp khác: đã, đang và sẽ trải qua những chặng đường có nhiều niềm vui, nỗi buồn, cả sự trúc trắc gặp phải trên đường tác nghiệp. Tôi tin, những chân tình mà tôi nhận được sẽ trở thành kỷ niệm khó quên, được lưu giữ trong miền ký ức thật đẹp về nghề.

Nhà báo Phan Vĩnh Yên

Bình luận (0)