Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Chương trình giáo dục phổ thông mới: Vấn đề cần quan tâm trong những năm đầu thực hiện

Tạp Chí Giáo Dục

Chương trình giáo dc ph thông (GDPT) mi đưc ban hành và áp dng s làm thay đi c h thng GD. Vic trin khai thc hin ngày càng tiến gn đến “gi G”. Đến thi đim hin nay, vn đ đt ra là thc hin như thế nào đ vic đưa chương trình mi đi vào ging dy đi trà đt kết qu cao nht như toàn xã hi đang k vng.

Gi ôn tp ca hc sinh TP.HCM

Bộ GD-ĐT đã công bố chương trình sẽ bắt đầu triển khai theo lộ trình cụ thể như sau: Năm học 2020-2021 đối với lớp 1; Năm học 2021-2022 đối với lớp 2 và lớp 6; Năm học 2022-2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10; Năm học 2023-2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11; Năm học 2024-2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12. Như vậy đến năm học 2024-2025 sẽ triển khai hoàn toàn chương trình mới đến tất cả HS phổ thông ở các cấp học. Việc triển khai “cuốn chiếu” tuy là giải pháp “tối ưu” nhưng cũng có những vấn đề mà các nhà giáo và cơ sở GD quan tâm, trong 4 năm đầu triển khai chương trình.

Chương trình mới (với SGK mới) chuyển mục tiêu từ nền GD nặng về kiến thức sang nền GD hướng đến phát triển con người toàn diện, biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn, thì khi triển khai thực hiện, GV phải xây dựng và thực hiện kế hoạch GD mới sao cho từ việc tập trung xác định và trả lời câu hỏi: Chúng ta muốn HS biết cái gì? của chương trình cũ chuyển sang cách dạy cho HS sẽ làm được gì và làm như thế nào đạt được kết quả cao nhất cho sự phát triển phẩm chất và năng lực HS theo mục tiêu chương trình mới quy định. Sự thay đổi căn bản trong cách tiếp cận nội dung GD sẽ chi phối và bắt buộc tất cả các khâu của quá trình dạy học thay đổi: nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức, cách kiểm tra, đánh giá, thi cử; cách thức quản lý và thực hiện… nhằm tạo ra sự thay đổi căn bản về chất lượng GD. Ngoài ra chương trình mới còn chủ trương dạy học tích hợp, phân hóa… Như vậy GV khi thực hiện tiến trình dạy học phải thay đổi gần như toàn bộ để chuyển tải hết nội dung dạy học và GD trong từng tiết lên lớp.

Trước thực tế đó, trong những năm đầu thực hiện chương trình mới, GV và lãnh đạo nhà trường ắt sẽ có những vấn đề về độ chênh giữa chương trình cũ và mới phải quan tâm như sau:

1. Đối với GV:

– Năm học 2020-2021 triển khai đối với lớp 1 với lứa HS từ mẫu giáo mới lên. Việc thực hiện có phần thuận lợi do trẻ lần đầu tiên tiếp xúc với môi trường GD mới, chuyển từ hoạt động vui chơi là chủ đạo của lứa tuổi mẫu giáo sang hoạt động học tập là chủ đạo ở tiểu học. GV sẽ dễ dàng triển khai kế hoạch GD, phương pháp dạy học mới được áp dụng ngay vào những ngày học đầu tiên nên trẻ sẽ dễ dàng quen dần cách học và GV cũng dễ thành công. Nhưng cùng lúc đó ở các lớp 2, 3, 4, 5 các cháu vẫn học theo cách cũ, vẫn phải theo cách dạy cũ (tất nhiên có đổi mới như đã thực hiện các năm qua, nhưng đổi mới trên nền SGK cũ, nên chưa thật “mới tinh”). Việc triển khai chương trình mới trong năm học này chưa nảy sinh những khó khăn, do ở tiểu học GV phụ trách một lớp suốt cả năm học, nên trong khi GV lớp 1 thực hiện phương pháp giảng dạy mới hoàn toàn với SGK mới, thì các GV các lớp trên vẫn tiếp tục đổi mới cách dạy trên nền SGK cũ. Vấn đề không phải là khó khăn lớn.

– Năm học 2021-2022 triển khai đối với lớp 2 và lớp 6. Đối với lớp 2, GV tiếp nhận HS lớp 1 năm học trước, HS đã được học theo phương pháp và SGK mới, nay tiếp tục học theo phương pháp và SGK mới ở lớp 2, có sự nối tiếp trong mạch triển khai chương trình mới, nên GV lớp 2 có phần thuận lợi hơn, do HS đã quen. Nhưng vấn đề là ở lớp 6, tình hình sẽ như năm qua (2020-2021) ở tiểu học. Trong khi GV lớp 6 dạy theo chương trình và phương pháp mới thì các lớp 7, 8, 9 vẫn dạy và đổi mới trên nền chương trình và SGK cũ. Tuy nhiên khó khăn là ở chỗ GV THCS dạy theo bộ môn và để dạy đủ số tiết (19 tiết/tuần theo quy định) thì việc dạy nhiều khối lớp là chuyện đương nhiên (nhất ở các trường có quy mô nhỏ). Vậy nếu GV được phân công dạy khối 6, 7; 6, 8; 6, 9 thì sẽ xuất hiện tình trạng tiết 1 ở lớp 6 dạy theo chương trình mới, tiết 2 ở lớp khác sẽ dạy theo chương trình cũ, tiết 3 trở lại lớp 6 (khác) lại dạy theo chương trình mới, tiết 4 ở lớp khác trở lại chương trình cũ… Mới và cũ, cũ và mới đan xen trong một buổi dạy không phải chuyện dễ dàng, nhất là đối với các GV còn ít kinh nghiệm. Chưa kể ở HS lớp 6 thì 5 năm học ở tiểu học, các em đã quen với học theo phương pháp cũ, nay phải đổi theo phương pháp mới sẽ gây không ít khó khăn, nhất là các kỹ năng cần có cho cách học mới. Những khó khăn này, đối với GV lớp 6 THCS sẽ kéo dài 4 năm (theo lộ trình triển khai ở cấp tiểu học), đòi hỏi GV phải có nỗ lực rất cao trong thực hiện nhiệm vụ.

– Năm học 2022-2023 triển khai đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10 thì tình hình vẫn như trên nhưng số khối lớp gặp khó khăn giảm bớt (lớp 3 và 7 mới hoàn toàn). Riêng ở THPT sẽ gặp những trở ngại như ở cấp THCS đã gặp năm học trước trong việc tiếp nhận HS lớp 9 học chương trình cũ để dạy lớp 10 chương trình mới, đối với GV lớp 10 THPT sẽ kéo dài 3 năm (theo lộ trình triển khai ở cấp THCS) và giảng dạy chương trình vừa mới vừa cũ đan xen giữa các khối lớp.

– Năm học 2023-2024 triển khai đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11 tình hình khó khăn trở ngại giảm bớt đáng kể do ở tiểu học đã triển khai 4 năm, THCS 3 năm, THPT năm 2 năm và việc tiến hành giảng dạy đã tạo được thành thói quen ở GV và cũng đã có đủ thời gian để rút kinh nghiệm điều chỉnh, bổ sung theo hướng ngày càng hoàn chỉnh.

Đến năm học 2024-2025 khi triển khai đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12, đến đây chương trình mới đã được triển khai hoàn toàn đến tất cả HS phổ thông ở các cấp học. Đây là thời điểm quan trọng để có đánh giá thành công của chương trình GDPT mới khi nhà trường và GV thật sự đổi mới hoàn toàn phương pháp giảng dạy theo tinh thần đổi mới căn bản, toàn diện nhằm bảo đảm chất lượng, tính ổn định và khả năng phát triển trong tương lai.

2. Đối với lãnh đạo các trường:

Cũng trong thời gian này (từ năm học 2020-2021 đến năm học 2023-2024) việc xây dựng kế hoạch GD nhà trường hàng năm phải được xây dựng trên kế hoạch GD chung và các hướng dẫn trong chương trình GDPT, thực hiện song song giữa việc triển khai chương trình mới và kết thúc chương trình cũ trên tinh thần “trong lúc chưa triển khai áp dụng chương trình GDPT và SGK mới, các cơ sở GDPT thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học chương trình GDPT hiện hành và đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá GD HS theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học, từ đó tạo thuận lợi cho HS và GV khi chuyển sang thực hiện chương trình GDPT và SGK mới”. Kế hoạch GD của nhà trường phải vừa tập trung thống nhất, vừa mềm dẻo, linh hoạt cả trong thiết kế xây dựng và quản lý thực hiện chương trình, kiểm tra đánh giá… nhưng phải bám sát nguyên tắc GD nói chung, đồng thời phải có mục tiêu riêng của nhà trường, phù hợp với nhà trường và địa phương, đảm bảo tính thống nhất trong toàn bộ hoạt động GD của nhà trường và cần có kế hoạch rút kinh nghiệm sau mỗi năm thực hiện.

Chương trình GDPT mới được các cơ sở GD và GV đón nhận với tâm lý chủ động, do đây là những nhân tố trực tiếp triển khai và quyết định thành công của chương trình. Vấn đề trên đây không phải viện dẫn khó khăn để chùn bước mà là đánh giá được trước những thực tế để mỗi GV có thể chú ý và sẵn sàng với tâm thế tốt nhất khi bắt tay vào thực hiện, như Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã nhấn mạnh tại hội nghị chỉ đạo triển khai chương trình GDPT mới “Chương trình tốt đến mấy nhưng không thể phát huy được nếu người thực hiện chưa sẵn sàng. Vì thế, thành bại của chương trình GDPT mới phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ nhà giáo – những người sẽ thực hiện chương trình”.

Trn Đăng Huy (TP.Cn Thơ)      

Bình luận (0)