Mới đây, cháu nội của PGS-TS Bùi Hiền là Bùi Tiến đã cùng một người bạn thân làm tặng ông nội mình phần mềm chuyển đổi 'tiếw Việt'.
Trao đổi với chúng tôi, Bùi Tiến (25 tuổi, tốt nghiệp Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội, là cháu nội của PGS-TS Bùi Hiền) cho biết: “Tôi rất ủng hộ công trình nghiên cứu chữ viết cải cách của ông nội. Thấy ông vất vả trong việc chuyển đổi chữ viết bằng phương pháp thủ công, tôi và người bạn thân tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, đã cùng nhau làm phần mềm chuyển đổi này. Tôi lên ý tưởng còn bạn tôi viết code. Cuối cùng, sau hơn một tháng làm việc, nhiều lần trao đổi với ông, chúng tôi đã hoàn thành sản phẩm”.
PGS-TS Bùi Hiền. Ảnh: NVCC
“Chữ viết Tiếng Việt do ông nội tôi nghiên cứu có rất nhiều ưu việt, cá nhân tôi rất thích. Nó giúp cả trẻ con lẫn người lớn dễ học, dễ đọc, không còn mắc lỗi chính tả. Chỉ có điều, do chúng ta quá quen với chữ viết hiện hành nên nhìn chữ viết của ông cứ nghĩ là khó, là phá vỡ vẻ đẹp của chữ quốc ngữ lâu nay. Thực ra chữ của ông tôi học rất nhanh. Nó chỉ thay đổi quy ước viết chứ không phá vỡ đi vẻ đẹp trong phát âm của tiếng Việt”, anh Bùi Tiến chia sẻ.
Một đoạn trong tác phẩm Truyện Kiều do PGS-TS Bùi Hiền chuyển đổi từ khi chưa có phần mềm của cháu nội
Trước đó, vào tháng 11.2017, PGS.TS Bùi Hiền công bố công trình nghiên cứu 40 năm về cải cách chữ quốc ngữ gây sốc dư luận. Lúc đầu, ông đề xuất giảm ký tự bảng chữ cái từ 38 xuống 31, bỏ chữ Đ và thêm một số chữ cái tiếng Latin F, J, W, Z. Giá trị âm vị của 11 chữ cái hiện có trong bảng chữ cái được thể hiện lại: C = Ch, Tr; D = Đ; G = G, Gh; F = Ph; K = C, Q, K; Q = Ng, Ngh; R=R; S = S, X; X = Kh; W =Th; Z = d, gi, r. Vì âm “nhờ” (nh) chưa có ký tự mới thay thế, nên trong văn bản trên tạm thời dùng ký tự ghép n’ để biểu đạt. Sau đó, ông quyết định chỉ có 6 chữ cái được thay đổi như sau: C (chờ) = ch, tr; K (cờ) = k, c, q; Q (thờ) = th; W(ngờ) = ng, ngh; X (khờ) = kh; Z (dờ) = d, gi, r và N' (nhờ) = Nh.
Theo Mỹ Quyên/TNO
Bình luận (0)