Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Phát bệnh với nguồn nước sinh hoạt ô nhiễm

Tạp Chí Giáo Dục

Hiện nay, trên địa bàn TPHCM, người dân sử dụng nước sinh hoạt từ các nguồn như: Nước máy trên mạng (do 6 nhà máy nước cung cấp qua mạng lưới cấp nước); nước từ các trạm cấp nước; nước qua ghe, xà lan, các vệ tinh trung – chuyển; nước tại các chung cư, cao ốc; nước tự khai thác (nước giếng khoan, giếng đào, nước mưa, nước sông, ao, hồ…). Tuy nhiên, tỷ lệ người dân được cung cấp nước sạch hiện nay là 80,9%, còn 19,1% các hộ dân phải sử dụng nguồn nước tự khai thác. Trong đó, khảo sát gần nhất cho thấy nước qua các hồ chứa nước chung cư, nước qua ghe, xà lan, vệ tinh trung chuyển có các mẫu không đạt do có chỉ tiêu vi sinh vượt giới hạn cho phép (6,4% mẫu chung cư không đạt vi sinh; 8,2% mẫu tại ghe, xà lan, vệ tinh trung chuyển không đạt vi sinh); với nguồn nước hộ dân tự khai thác (nước giếng khoan, giếng đào, nước mưa…) thì các mẫu hầu như không đạt do có độ pH thấp, hàm lượng sắt tổng số cao, một số mẫu có hàm lượng Amoni vượt giới hạn cho phép.

Với nguồn nước sinh hoạt ăn uống hàng ngày, người dân tại nhiều khu vực ở TPHCM vẫn chưa yên tâm về chất lượng. Trong đó, nhiều khu vực ngoại thành do hệ thống nước sạch chưa “vươn tới” nên vẫn phải dùng nước giếng khoan, thậm chí cả nước ao hồ, sông rạch để tắm giặt. Còn tại nhiều khu chung cư, nhất là các khu chung cư cũ, tình trạng những hồ nước không đảm bảo vệ sinh còn nhan nhản, không đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định.

Vừa uống vừa lo

Đã bao năm sống gần bãi rác Đông Thạnh (huyện Hóc Môn), gia đình ông Nguyễn Đình P. vẫn luôn ám ảnh một nỗi lo về nước sinh hoạt. Với 5 nhân khẩu, gia đình ông P. đã có 2 người mắc bệnh nặng từ nhiều năm qua, trong đó một người mắc bệnh ung thư. “Có hôm hứng nước vô nấu ăn mà nước bốc mùi như chuột chết. Không ăn thì không được, phải ráng lắng lọc mà ăn. Còn đi mua nước  của mấy xe bồn bán thì giá cao, chịu sao xiết”, ông P. phân trần… Không chỉ gia đình ông P., hàng chục hộ dân sống quanh bãi rác Đông Thạnh những năm qua đều cùng cảnh ngộ. Theo phản ánh của người dân, nhiều người sống tại khu vực này bị mắc bệnh nan y, có nhà cả mấy người cùng bị ung thư.

Mới đây, sau chỉ đạo của Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng, gần 2.000 người dân sống gần khu vực bãi rác Đông Thạnh được đi khám sức khỏe miễn phí thì có đến hàng trăm người mắc bệnh, chủ yếu mắc 10 bệnh thường gặp như: viêm dạ dày, rối loạn tiêu hóa, viêm họng/viêm amidan, viêm nướu, nha chu, viêm tủy, đục thủy tinh thể, tai biến, tụt huyết áp, thoái hóa cột sống thắt lưng, viêm kết mạc, suy nhược cơ thể… Qua khảo sát ngẫu nhiên mới nhất của Trung tâm Y tế dự phòng TP (Sở Y tế TPHCM) với  5 mẫu nước tại khu vực xung quanh bãi rác Đông Thạnh thì nhiều chỉ tiêu không đạt, nguy hại đến sức khỏe người sử dụng. Đặc biệt, hàm lượng nitrat, amoni cao chứng tỏ nước đã bị ô nhiễm chất hữu cơ có nguồn gốc nitơ – có khả năng chuyển hóa thành hợp chất gây ung thư cao.

Trước đó, khảo sát của Trung tâm Y tế dự phòng TP tại nhiều địa bàn của quận 12, huyện Củ Chi, huyện Hóc Môn, quận Thủ Đức… cũng cho thấy nguồn nước sinh hoạt nhiều khu dân cư không đảm bảo. Theo bác sĩ Lê Văn Nhân, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP, nguồn nước giếng khoan không đạt yêu cầu rải đều nhiều quận, huyện vùng ven, ngoại thành. Một khảo sát cuối năm 2015 cho thấy huyện Hóc Môn chiếm tỷ lệ cao nhất về các mẫu nước không đạt chỉ tiêu lý hóa (hơn 99%), kế đến là quận 12 (gần 99%), Củ Chi và Thủ Đức (hơn 98%), Bình Tân (trên 93%), Bình Chánh (hơn 89%)… Các chuyên gia y tế nhìn nhận, những yếu tố gây ô nhiễm môi trường từ bề mặt đã khuếch tán và thẩm thấu xuống tầng nước ngầm, làm nguồn nước bị ô nhiễm. Nước ngầm có độ pH thấp, hàm lượng sắt tổng số cao khiến nước có màu vàng, mùi tanh, vị chua. Đáng chú ý là amoni trong nước ngầm khi gặp ôxy trong không khí sẽ chuyển hóa thành nitrat và nitrit. Nitrit khi vào cơ thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt, khi kết hợp với các acid amin trong cơ thể sẽ tạo thành nitrosamine, một chất gây ung thư.

Hồ nước chung cư: cả chục năm không súc rửa

Với tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều chung cư ở TPHCM cũng liên tục mọc lên và tập trung đông dân cư sinh sống. Tuy nhiên, hiện nguồn nước sinh hoạt tại nhiều khu chung cư vẫn chứa vi khuẩn cao vượt hàng ngàn lần quy định. Báo cáo mới đây của Sở Y tế cho biết, tiến hành kiểm tra 390 chung cư với trên 1.400 hồ chứa nước thì có gần 11% xuống cấp (156 hồ), nhiều miệng hồ xây thấp (cách mặt nền khoảng 10cm) nên nước bẩn, nước mưa rất dễ tràn vào. Một số hồ chứa nước không có nắp hoặc che đậy bằng những vật liệu tạm thời, không đảm bảo an toàn. Không ít trường hợp dùng nắp đậy bằng sắt nhưng đã bị gỉ sét và không có khóa bảo vệ. Trong số các hồ chứa được kiểm tra, có gần 34% hồ chứa bằng ximăng không được lát gạch men. Hàng chục hồ chứa tại các chung cư thuộc các quận 8, 10, 11, Bình Thạnh, Bình Tân sử dụng nước giếng để cung cấp cho người dân ở chung cư nhưng chất lượng không đảm bảo… Thực tế phản ánh của nhiều người dân sống trong các khu chung cư cho thấy, hầu như hàng mấy năm, có khi cả chục năm các hồ chứa nước không hề được súc rửa, có nơi còn đầy phân gián, phân chuột và xác chết động vật!

Nhiều hộ dân ở huyện Bình Chánh chưa yên tâm với nước sinh hoạt sử dụng hàng ngày

Mới đây, hồi tháng 3-2016, Trung tâm Y tế dự phòng TP đã đề xuất Thanh tra Sở Y tế TP phạt 5 chung cư trên địa bàn TP do không khắc phục những thiếu sót trong quản lý hồ chứa nước sinh hoạt: Chung cư Nhiêu Lộc A (phường Tân Thành, quận Tân Phú), chung cư 74 Phan Đăng Lưu (phường 5, quận Phú Nhuận), chung cư 20 khu phố 3 (phường Tân Thới Nhất, quận 12), chung cư Nguyễn Đình Chiểu – Lô C (phường 4, quận Phú Nhuận) và ký túc xá Đại học Sư phạm (phường 5, quận 11). Kết quả xét nghiệm nước sinh hoạt trong hồ chứa tại các chung cư bị đề nghị xử phạt trên không đạt các chỉ tiêu vi sinh (vi khuẩn coliforms và vi khuẩn e.coli vượt mức quy định), một số mẫu nước không đạt chỉ tiêu lý hóa.

Hiện nay, trên địa bàn TPHCM, người dân sử dụng nước sinh hoạt từ các nguồn như: Nước máy trên mạng (do 6 nhà máy nước cung cấp qua mạng lưới cấp nước); nước từ các trạm cấp nước; nước qua ghe, xà lan, các vệ tinh trung chuyển; nước tại các chung cư, cao ốc; nước tự khai thác (nước giếng khoan, giếng đào, nước mưa, nước sông, ao, hồ…). Tuy nhiên, tỷ lệ người dân được cung cấp nước sạch hiện nay là 80,9%, còn 19,1% các hộ dân phải sử dụng nguồn nước tự khai thác. Trong đó, khảo sát gần nhất cho thấy nước qua các hồ chứa nước chung cư, nước qua ghe, xà lan, vệ tinh trung chuyển có các mẫu không đạt do có chỉ tiêu vi sinh vượt giới hạn cho phép (6,4% mẫu chung cư không đạt vi sinh; 8,2% mẫu tại ghe, xà lan, vệ tinh trung chuyển không đạt vi sinh); với nguồn nước hộ dân tự khai thác (nước giếng khoan, giếng đào, nước mưa…) thì các mẫu hầu như không đạt do có độ pH thấp, hàm lượng sắt tổng số cao, một số mẫu có hàm lượng Amoni vượt giới hạn cho phép.
Hiện nay, trên địa bàn TPHCM, người dân sử dụng nước sinh hoạt từ các nguồn như: Nước máy trên mạng (do 6 nhà máy nước cung cấp qua mạng lưới cấp nước); nước từ các trạm cấp nước; nước qua ghe, xà lan, các vệ tinh trung chuyển; nước tại các chung cư, cao ốc; nước tự khai thác (nước giếng khoan, giếng đào, nước mưa, nước sông, ao, hồ…). Tuy nhiên, tỷ lệ người dân được cung cấp nước sạch hiện nay là 80,9%, còn 19,1% các hộ dân phải sử dụng nguồn nước tự khai thác. Trong đó, khảo sát gần nhất cho thấy nước qua các hồ chứa nước chung cư, nước qua ghe, xà lan, vệ tinh trung chuyển có các mẫu không đạt do có chỉ tiêu vi sinh vượt giới hạn cho phép (6,4% mẫu chung cư không đạt vi sinh; 8,2% mẫu tại ghe, xà lan, vệ tinh trung chuyển không đạt vi sinh); với nguồn nước hộ dân tự khai thác (nước giếng khoan, giếng đào, nước mưa…) thì các mẫu hầu như không đạt do có độ pH thấp, hàm lượng sắt tổng số cao, một số mẫu có hàm lượng Amoni vượt giới hạn cho phép.

TƯỜNG LÂM/ SGGP

 

Bình luận (0)