Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Trường mầm non cho con công nhân – Vì sao chưa hiệu quả?

Tạp Chí Giáo Dục

Trường mầm non cho con công nhân – Vì sao chưa hiệu quả?

Thứ tư, 25/05/2016, 10:35 (GMT+7)

Trường công dành riêng cho đối tượng con công nhân hoạt động hơn một năm nay nhưng chưa “chạy” hết công suất, trong khi đó phụ huynh lại bấm bụng gửi con ở các trường ngoài công lập có mức đóng học phí cao hơn, hoặc tìm đến các nhóm trẻ gia đình với chất lượng hoạt động không đảm bảo.

Trường Mầm non Bảo Ngọc (phường Tân Tạo, quận Bình Tân) là một trong số ít đơn vị ngoài công lập quy định học phí ưu đãi cho con công nhân

Đau đầu bài toán thời gian giữ trẻ

Chúng tôi đến Trường Mầm non Khu công nghiệp (KCN) Vĩnh Lộc (huyện Bình Chánh, TPHCM) vào một ngày giữa tháng 5. 17 giờ chiều, nhiều gia đình công nhân hối hả đến trường đón con, thay vội cho con chiếc áo rồi chở bé đến một nhóm trẻ tư nhân gần đó để tiếp tục gửi đến 21 giờ tối. Chị Minh Nguyệt, công nhân Công ty TNHH Công nghiệp bao bì Visingpack (KCN Vĩnh Lộc), cho biết do trường chỉ giữ trẻ đến 17 giờ 30 phút nên vào những hôm hai vợ chồng cùng tăng ca, chồng hoặc vợ phải tranh thủ giờ nghỉ giải lao đến trường đón con, chở bé về một nhóm trẻ tư nhân trong cùng xóm trọ để bé được cho ăn uống, tắm rửa và chờ ba mẹ tan ca về đón. Cùng cảnh ngộ, anh Quốc Khánh, công nhân Công ty cổ phần Cơ điện Tuấn Phương, cho biết hai vợ chồng đang tính năm sau cho con thôi học ở trường công, tìm một nhóm trẻ gia đình nào đó nhận giữ trẻ cả thứ bảy, chủ nhật để ba mẹ yên tâm tăng ca sản xuất. Anh Khánh bày tỏ: “Học phí trường tư đắt quá, trong khi trường công không giữ trẻ thứ bảy. Quyết định gửi con ở nhóm trẻ gia đình, hai vợ chồng cũng lo dữ lắm nhưng không biết phải làm sao”. Ngoài lý do giới hạn về thời gian đưa đón, nhóm trẻ gia đình cũng là lựa chọn của nhiều gia đình công nhân bị hạn chế do không có hộ khẩu thành phố, gửi con ở nhóm trẻ không đòi hỏi nhiều giấy tờ phải về quê trích lục như trường công và có thể xin vào học bất kỳ thời điểm nào trong năm.  

Theo Ban Quản lý Các khu chế xuất và công nghiệp TPHCM (HEPZA), năm học 2016-2017 TPHCM có thêm 2 trường mầm non công lập dành riêng cho đối tượng con công nhân đi vào hoạt động là Mầm non Khu chế xuất Tân Thuận (quận 7) và Mầm non Khu chế xuất Linh Trung 1 (quận Thủ Đức), quy mô hơn 500 bé/trường. Tuy nhiên, đại diện phòng GD-ĐT hai địa phương trên cho biết vẫn đang cân nhắc việc tổ chức giữ trẻ ngày thứ bảy và giữ trẻ sau 17 giờ. “Nhu cầu gửi con ngoài giờ của công nhân là có thật, nhưng phần đông đã gửi con ổn định ở các nhóm trẻ gia đình. Trong khi đó ở trường công, nếu tổ chức giữ trẻ ngoài giờ phải tính toán rất nhiều về nhân sự, chế độ, chính sách hỗ trợ giáo viên và các vấn đề liên quan đến vệ sinh, an toàn cho trẻ”, lãnh đạo một phòng GD-ĐT cho biết. Trước mắt, theo bà Nguyễn Thị Thúy Nga, Phó phòng GD-ĐT quận Thủ Đức, hai trường Mầm non Khu chế xuất Linh Trung 1 (phường Linh Xuân) và Mầm non Khu chế xuất Linh Trung 2 (phường Linh Trung) khi đi vào hoạt động sẽ tổ chức lớp giữ trẻ theo ca: từ 6 giờ đến 14 giờ và 14 giờ đến 21 giờ, mỗi ca 2 giáo viên đảm trách. Tuy nhiên thời gian đầu, trường chỉ nhận trẻ mẫu giáo (từ 3 – 5 tuổi), không tổ chức lớp nhà trẻ để đảm bảo chất lượng hoạt động.

Cần cơ chế đặc thù cho trường công

Trước đây, tại nhiều buổi làm việc giữa Ban Văn hóa – Xã hội HĐND TPHCM và phòng GD-ĐT các quận, huyện, câu hỏi vì sao trường ngoài công lập có thể tổ chức giữ trẻ sau 17 giờ và giữ trẻ ngày thứ bảy mà trường công không làm được, đã được xới lên rất nhiều lần, nhưng đến nay vẫn chưa có lời đáp. Hiện nay, mới có 2 địa phương tổ chức thí điểm giữ trẻ theo ca là quận Bình Tân và Thủ Đức. Các quận, huyện còn lại đều trong tình trạng nghe ngóng vì vướng cơ chế hoạt động. Phó phòng GD-ĐT một quận ở trung tâm cho biết, Bộ GD-ĐT quy định chế độ làm viêc đối với giáo viên mầm non là 6 giờ/ngày, trong khi đó trên thực tế giáo viên phải có mặt ở trường từ 6 giờ 30 và kết thúc ngày làm việc sau 18 giờ. Giải quyết tạm thời khó khăn đó, TPHCM nhiều năm qua đã áp dụng thêm chế độ hỗ trợ tiền lương đối với giáo viên ở bậc học này, thời gian hỗ trợ không quá 200 giờ/năm. Tuy nhiên, cũng theo vị này, về lâu dài cần có thêm nhiều quy định cụ thể về bổ sung biên chế cũng như chế độ, chính sách tiền lương tăng thêm cho giáo viên để các cô yên tâm công tác.

Ngoài ra, theo kiến nghị của nhiều địa phương, TPHCM nên có chính sách hỗ trợ đối với các trường ngoài công lập mở lớp giữ trẻ ngoài giờ cho con công nhân, vừa giải được bài toán “khát” chỗ học giá rẻ cho người dân, vừa giúp công nhân có thêm nhiều chọn lựa, góp phần thu hẹp phạm vi hoạt động của các nhóm trẻ gia đình, bảo đảm chất lượng chăm sóc sức khỏe học sinh. Hiện nay, bước đầu đã có một số đơn vị ngoài công lập ở các quận Tân Phú, Bình Tân, Thủ Đức… tự nguyện hạ mức học phí cho con công nhân, nhưng vẫn còn chênh lệch so với các trường công lập (do phải tính toán thêm chi phí giữ trẻ ngoài giờ và giữ trẻ ngày thứ bảy). Do đó, để hoạt động này trở nên có hiệu quả, cần có tiếp sức dài hơi từ các chủ trương, chính sách của chính quyền và các ban ngành của TP, trong đó có sự quan tâm, hỗ trợ về mặt chuyên môn từ phía đơn vị quản lý, tránh tình trạng “đèn nhà ai nấy sáng” hiện nay.

 

 Hiện các khu chế xuất – khu công nghiệp TPHCM đã triển khai 22 dự án xây dựng trường mầm non, trong đó có 9 dự án đi vào hoạt động, nuôi giữ tổng cộng 2.480 cháu là con công nhân các khu công nghiệp, khu chế xuất.

Minh Quân

– See more at: http://sggp.org.vn/giaoduc/2016/5/422037/#sthash.V1e7Cty0.dpuf

Trường công dành riêng cho đối tượng con công nhân hoạt động hơn một năm nay nhưng chưa “chạy” hết công suất, trong khi đó phụ huynh lại bấm bụng gửi con ở các trường ngoài công lập có mức đóng học phí cao hơn, hoặc tìm đến các nhóm trẻ gia đình với chất lượng hoạt động không đảm bảo.

Trường Mầm non Bảo Ngọc (phường Tân Tạo, quận Bình Tân) là một trong số ít đơn vị ngoài công lập quy định học phí ưu đãi cho con công nhân

Đau đầu bài toán thời gian giữ trẻ

Chúng tôi đến Trường Mầm non Khu công nghiệp (KCN) Vĩnh Lộc (huyện Bình Chánh, TPHCM) vào một ngày giữa tháng 5. 17 giờ chiều, nhiều gia đình công nhân hối hả đến trường đón con, thay vội cho con chiếc áo rồi chở bé đến một nhóm trẻ tư nhân gần đó để tiếp tục gửi đến 21 giờ tối. Chị Minh Nguyệt, công nhân Công ty TNHH Công nghiệp bao bì Visingpack (KCN Vĩnh Lộc), cho biết do trường chỉ giữ trẻ đến 17 giờ 30 phút nên vào những hôm hai vợ chồng cùng tăng ca, chồng hoặc vợ phải tranh thủ giờ nghỉ giải lao đến trường đón con, chở bé về một nhóm trẻ tư nhân trong cùng xóm trọ để bé được cho ăn uống, tắm rửa và chờ ba mẹ tan ca về đón. Cùng cảnh ngộ, anh Quốc Khánh, công nhân Công ty cổ phần Cơ điện Tuấn Phương, cho biết hai vợ chồng đang tính năm sau cho con thôi học ở trường công, tìm một nhóm trẻ gia đình nào đó nhận giữ trẻ cả thứ bảy, chủ nhật để ba mẹ yên tâm tăng ca sản xuất. Anh Khánh bày tỏ: “Học phí trường tư đắt quá, trong khi trường công không giữ trẻ thứ bảy. Quyết định gửi con ở nhóm trẻ gia đình, hai vợ chồng cũng lo dữ lắm nhưng không biết phải làm sao”. Ngoài lý do giới hạn về thời gian đưa đón, nhóm trẻ gia đình cũng là lựa chọn của nhiều gia đình công nhân bị hạn chế do không có hộ khẩu thành phố, gửi con ở nhóm trẻ không đòi hỏi nhiều giấy tờ phải về quê trích lục như trường công và có thể xin vào học bất kỳ thời điểm nào trong năm. 
Theo Ban Quản lý Các khu chế xuất và công nghiệp TPHCM (HEPZA), năm học 2016-2017 TPHCM có thêm 2 trường mầm non công lập dành riêng cho đối tượng con công nhân đi vào hoạt động là Mầm non Khu chế xuất Tân Thuận (quận 7) và Mầm non Khu chế xuất Linh Trung 1 (quận Thủ Đức), quy mô hơn 500 bé/trường. Tuy nhiên, đại diện phòng GD-ĐT hai địa phương trên cho biết vẫn đang cân nhắc việc tổ chức giữ trẻ ngày thứ bảy và giữ trẻ sau 17 giờ. “Nhu cầu gửi con ngoài giờ của công nhân là có thật, nhưng phần đông đã gửi con ổn định ở các nhóm trẻ gia đình. Trong khi đó ở trường công, nếu tổ chức giữ trẻ ngoài giờ phải tính toán rất nhiều về nhân sự, chế độ, chính sách hỗ trợ giáo viên và các vấn đề liên quan đến vệ sinh, an toàn cho trẻ”, lãnh đạo một phòng GD-ĐT cho biết. Trước mắt, theo bà Nguyễn Thị Thúy Nga, Phó phòng GD-ĐT quận Thủ Đức, hai trường Mầm non Khu chế xuất Linh Trung 1 (phường Linh Xuân) và Mầm non Khu chế xuất Linh Trung 2 (phường Linh Trung) khi đi vào hoạt động sẽ tổ chức lớp giữ trẻ theo ca: từ 6 giờ đến 14 giờ và 14 giờ đến 21 giờ, mỗi ca 2 giáo viên đảm trách. Tuy nhiên thời gian đầu, trường chỉ nhận trẻ mẫu giáo (từ 3 – 5 tuổi), không tổ chức lớp nhà trẻ để đảm bảo chất lượng hoạt động.
Cần cơ chế đặc thù cho trường công
Trước đây, tại nhiều buổi làm việc giữa Ban Văn hóa – Xã hội HĐND TPHCM và phòng GD-ĐT các quận, huyện, câu hỏi vì sao trường ngoài công lập có thể tổ chức giữ trẻ sau 17 giờ và giữ trẻ ngày thứ bảy mà trường công không làm được, đã được xới lên rất nhiều lần, nhưng đến nay vẫn chưa có lời đáp. Hiện nay, mới có 2 địa phương tổ chức thí điểm giữ trẻ theo ca là quận Bình Tân và Thủ Đức. Các quận, huyện còn lại đều trong tình trạng nghe ngóng vì vướng cơ chế hoạt động. Phó phòng GD-ĐT một quận ở trung tâm cho biết, Bộ GD-ĐT quy định chế độ làm viêc đối với giáo viên mầm non là 6 giờ/ngày, trong khi đó trên thực tế giáo viên phải có mặt ở trường từ 6 giờ 30 và kết thúc ngày làm việc sau 18 giờ. Giải quyết tạm thời khó khăn đó, TPHCM nhiều năm qua đã áp dụng thêm chế độ hỗ trợ tiền lương đối với giáo viên ở bậc học này, thời gian hỗ trợ không quá 200 giờ/năm. Tuy nhiên, cũng theo vị này, về lâu dài cần có thêm nhiều quy định cụ thể về bổ sung biên chế cũng như chế độ, chính sách tiền lương tăng thêm cho giáo viên để các cô yên tâm công tác.
Ngoài ra, theo kiến nghị của nhiều địa phương, TPHCM nên có chính sách hỗ trợ đối với các trường ngoài công lập mở lớp giữ trẻ ngoài giờ cho con công nhân, vừa giải được bài toán “khát” chỗ học giá rẻ cho người dân, vừa giúp công nhân có thêm nhiều chọn lựa, góp phần thu hẹp phạm vi hoạt động của các nhóm trẻ gia đình, bảo đảm chất lượng chăm sóc sức khỏe học sinh. Hiện nay, bước đầu đã có một số đơn vị ngoài công lập ở các quận Tân Phú, Bình Tân, Thủ Đức… tự nguyện hạ mức học phí cho con công nhân, nhưng vẫn còn chênh lệch so với các trường công lập (do phải tính toán thêm chi phí giữ trẻ ngoài giờ và giữ trẻ ngày thứ bảy). Do đó, để hoạt động này trở nên có hiệu quả, cần có tiếp sức dài hơi từ các chủ trương, chính sách của chính quyền và các ban ngành của TP, trong đó có sự quan tâm, hỗ trợ về mặt chuyên môn từ phía đơn vị quản lý, tránh tình trạng “đèn nhà ai nấy sáng” hiện nay.
 Hiện các khu chế xuất – khu công nghiệp TPHCM đã triển khai 22 dự án xây dựng trường mầm non, trong đó có 9 dự án đi vào hoạt động, nuôi giữ tổng cộng 2.480 cháu là con công nhân các khu công nghiệp, khu chế xuất.

Minh Quân (SGGP)

Bình luận (0)