Tuyên truyền pháp luậtAn toàn giao thông

TP.HCM: Nỗ lực xây dựng các công trình giao thông trọng điểm

Tạp Chí Giáo Dục

Giai đon 2016-2020, TP.HCM đã làm mi và đưa vào s dng 384km đưng b; xây mi 72 cu, gii quyết cơ bn tình trng ùn tc giao thông và góp phn kéo gim tai nn giao thông (TNGT) ti các đim đen trên đa bàn.


Tuyến đưng st đô th Metro s 1 đang gp rút hoàn thành

Đy nhanh tiến đ thi công các công trình

Giám đốc Sở GTVT TP.HCM Trần Quang Lâm cho biết, tính đến tháng 8-2020, số cây cầu xây mới bằng vốn ngân sách là 65 và số cầu tiếp nhận từ các khu dân cư là 7, ước cuối năm 2020 xây dựng mới 79 cầu.

Một số công trình giao thông trọng điểm đã hoàn thành và đưa vào sử dụng giai đoạn 2016-2020 như cầu Phú Hữu trên đường Vành đai Đông; đường Phạm Văn Đồng; nâng cấp, mở rộng đường Trần Não; đường vào cảng Phú Hữu; cầu vượt ngã tư Gò Mây; đường nối từ đường Nguyễn Văn Hưởng đến Xa lộ Hà Nội; cầu vượt tại nút giao thông Trường Sơn – đường nối Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài; cầu vượt thép Ngã sáu Gò Vấp; cầu Nhị Thiên Đường 1; nhánh N4 dự án xây dựng cầu kết nối giữa cầu Nguyễn Tri Phương với đường Võ Văn Kiệt…

Theo Sở GTVT TP, hiện TP đang đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình như nút giao thông Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ; sửa chữa đường Nguyễn Hữu Cảnh; xây dựng cầu Thủ Thiêm 2; Vành đai 2 (đoạn từ nút giao thông Gò Dưa đến đường Phạm Văn Đồng)… Đang hoàn tất các thủ tục để triển khai đầu tư các công trình như đường Vành đai 2 – đoạn 1 (từ cầu Phú Hữu trên đường Vành đai phía Đông đến Xa lộ Hà Nội); đường Vành đai 2 –  đoạn 2 (từ nút giao thông Bình Thái đến đường Phạm Văn Đồng); đường Vành đai 2 – đoạn 4 (từ nút giao thông An Lập, quốc lộ 1 đến đường Nguyễn Văn Linh)…

Trong giai đoạn 2016-2020, nhu cầu vốn đầu tư cho 172 dự án gần 324 ngàn tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách TP đầu tư 120 dự án với gần 47 ngàn tỷ đồng; nguồn vốn ODA cho 6 dự án là hơn 73 ngàn tỷ đồng; Nguồn vốn theo hình thức đối tác công tư (PPP) 40 dự án là hơn 126 ngàn tỷ đồng; nguồn vốn Trung ương cho 6 dự án hơn 78 ngàn tỷ đồng.

Theo ông Trần Quang Lâm, mặc dù kỳ vọng lớn vào nguồn vốn ngoài ngân sách nhưng thực tế phần vốn đầu tư cho các dự án theo hình thức đối tác công tư PPP giai đoạn 2016-2020 với 13/40 dự án triển khai, vốn đầu tư ước đạt khoảng 17 ngàn tỷ đồng.

Cn ưu tiên đu tư các d án cp bách

Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số hạn chế nhất định như khả năng huy động và sử dụng nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là chưa có hệ thống đường vành đai hoàn chỉnh, chưa đầu tư mở rộng các tuyến quốc lộ, các nút giao thông quan trọng, các tuyến đường trục chính nội đô.

Các dự án chậm triển khai do công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại khu vực Cảng hàng không Tân Sơn Nhất (mở rộng các đường Hoàng Hoa Thám, Cộng Hòa, Trường Chinh, Tân Kỳ Tân Quý…), khu vực cảng Cát Lái (nút giao thông Mỹ Thủy, Đỗ Xuân Hợp…).

Việc áp dụng hình thức đầu tư PPP cho các dự án cầu, đường còn hạn chế khi triển khai trên địa bàn TP; Hợp đồng BOT không thể thực hiện được do quy định về đặt trạm thu phí; Hợp đồng BT không đủ quỹ đất để hoàn trả cho chủ đầu tư… Theo đó các dự án chưa triển khai như dự án khép kín Vành đai 2, mở rộng Quốc lộ 1, Quốc lộ 50, Quốc lộ 13…

Từ những tồn tại trên, Sở GTVT TP đề xuất TP chỉ đạo các sở ngành, chủ đầu tư và các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình dở dang, nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư của dự án, giảm thiểu tối đa các vướng mắc, tránh đội vốn do triển khai chậm. Tiếp tục tập trung xây dựng các cơ chế, chính sách để huy động tối đa nguồn vốn, kêu gọi đầu tư để xây dựng các công trình giao thông trọng điểm của TP.

Ông Trần Quang Lâm cũng cho biết, hiện Sở GTVT đang xây dựng Đề án phát triển hạ tầng giao thông TP.HCM đến năm 2030. Trong đó xây dựng các nguyên tắc, tiêu chí để xác định mức độ ưu tiên đầu tư đối với các dự án ngành giao thông (trên cơ sở quy hoạch, mô phỏng dự báo tình hình giao thông….). Do đó, cần ưu tiên sử dụng nguồn vốn ngân sách để đầu tư các dự án mang tính cấp bách trong đề án.

Cụ thể là tập trung các dự án: Khép kín Vành đai 2, Vành đai 3, xây dựng tuyến đường sắt đô thị (số 1, 2, 3b, 5), đường trên cao số 1 và số 5, các tuyến quốc lộ theo quy hoạch, các công trình hạ tầng giao thông kết nối khu vực Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, cảng Cát Lái, cảng Hiệp Phước, một số nút giao thông trọng điểm, các tuyến cửa ngõ TP.

A.Trn

 

Bình luận (0)