Hội nhậpGiáo dục phát triển

Viện trường Củ Chi: Ngang tầm quốc tế, mang tính nhân đạo cao

Tạp Chí Giáo Dục

Theo thống kê của Bộ Y tế, tỷ lệ Bác sĩ hiện nay là 6,5%/ một vạn dân, tuy nhiên tại nhiều khu vực, tỉ lệ này chỉ đạt 1,1%. Trong khi đó, hằng năm có khoảng 28-30% bệnh nhân Việt Nam phải ra nước ngoài điều trị với mức viện phí lên gấp 20 đến 30 lần so với mức chi phí điều trị trong nước. Trước nhu cầu về nguồn nhân lực trong ngành y tế thiếu hụt trầm trọng, mất cân đối, kém về chuyên môn, yếu về trình độ…, mà ngành y tế, giáo dục đã cảnh báo. Bộ Y tế đã phối hợp với nhiều cơ quan, tổ chức trên toàn xã hội triển khai nhiều công tác đào tạo nguồn nhân lực y tế nhằm đáp ứng sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của đất nước…

GS-TS Phan Văn Hãn – Chủ tịch Hội đồng sáng lập Viện trường

Cùng với những nỗ lực xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị y tế hiện đại, đồng bộ, để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân; ngành y tế cũng đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực y tế. Lần đầu tiên, một dự án mang tên Viện Trường Củ Chi đã được Chính phủ, Bộ Y tế, UBND và các sở ban ngành tại TP.HCM ủng hộ triệt đổ và cấp 100ha đất cho Dự án để Công ty CP ĐT-TM Thịnh Phúc tiến hành xây dựng và sớm đưa Viện trường vào hoạt động tại xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi, TP.HCM. Dự án Viện trường Củ Chi là một mô hình kết hợp giữa đào tạo và khám chữa bệnh đạt tiêu chuẩn, đồng bộ giữa học và hành, hiện đại và tiên tiến ngang tầm vóc quốc tế với tổng chi phí đầu tư giai đoạn 1 là 1.225.000.000 USD (1 tỷ hai trăm hai mươi lăm triệu đô la Mỹ) – Nhằm tìm những bước đi thích hợp trong việc bảo đảm đào tạo được số lượng và chất lượng cán bộ y tế, đáp ứng yêu cầu của ngành và nhu cầu của xã hội, đất nước…
Theo đó, khi dự án Viện trường được triển khai, Viện sẽ có 9 khu bao gồm: Khu khám và điều trị trong nước; Khu khám và điều trị nước ngoài; Khu an điều dưỡng trong nước; Khu an điều dưỡng nước ngoài; Khu khám chữa trị chất độc da cam, AIDS, trẻ em và người cao tuổi; Khu bào chế và sản xuất thuốc tân dược; Khu chuyên gia và tập thể CB-CNV; Vườn dược thảo; Viện nghiên cứu. Và Trường sẽ có 4 khu gồm: Khu giảng đường, phòng học, phòng thí nghiệm, hội trường…; Khu văn phòng; Khu nội trú dành cho SV trong nước và quốc tế; Khu giải trí gồm sân bóng chuyền, tennis, bóng đá… Theo dự kiến, thời gian xây dựng giai đoạn 1 là 4 năm (2009-2013), khi đó Viện trường sẽ bao gồm 2.000 giường và tiếp nhận khoảng 1.500 – 2.000 SV trong nước và quốc tế.
Đánh giá về dự án này, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực quy hoạch phát triển mạng lưới y tế nhận định: Viện trường Củ Chi là một dự án liên hợp giữa hai nền y học hiện đại và y học cổ truyền kết hợp chặt chẽ giữa giảng dạy, đào tạo và khám chữa bệnh với chất lượng cao nhất – Mô hình này đã được các nước tiên tiến áp dụng rộng rãi. Giải thích rõ hơn về dự án, GS-TS Phan Văn Hãn – Giám đốc dự án, cho biết: “Viện trường chúng tôi sẽ có khoảng 50 GS, PGS, TS hàng đầu ngành Y dược Việt Nam. Đồng thời Viện Trường cũng liên kết với một số trường Đại học, bệnh viện của Mỹ như: Trường ĐH UIC Chicago, Bệnh viện
Saint Mary(TP Sanfrancisco)… để cùng phối hợp triển khai việc giáo dục đào tạo nhân lực ngành Y, cũng như trao đổi học tập kinh nghiệm trong công tác khám chữa bệnh…”.
Ngoài ra, nét đặc biệt của dự án – Đây là một dự án hết sức nhân đạo gồm các khoa: AIDS; chất độc da cam; phục hồi chức năng cho người tàn tật, trẻ em và những người cao tuổi, khám bệnh cho những người nghèo khổ không nơi nương tựa, gia đình thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ, những người có công với CM, bà mẹ VNAH… đều được miễn phí hoàn toàn…
Quy hoạch phát triển mạng lưới đào tạo nhân lực y tế đến năm 2010 và 2020: Đạt mức 40 cán bộ y tế (tất cả các chuyên ngành)/ 1vạn dân vào năm 2015 và 50 cán bộ y tế/ 1 vạn dân vào năm 2020; 8 bác sĩ/ 1vạn dân vào năm 2015 và 12 bác sĩ/ 1vạn dân vào năm 2020; 1,5 dược sĩ ĐH/ 1vạn dân vào năm 2015 và 2 dược sĩ ĐH/ 1vạn dân vào năm 2020; 20 điều dưỡng viên từ trung cấp trở lên/ 1vạn dân vào năm 2015, con số này nâng lên thành 25 vào năm 2020; 2 kỹ thuật viên/ 1vạn dân vào năm 2015 và 4 kỹ thuật viên vào năm 2020… – trích Hội thảo nhân lực ngành Y do Bộ Y tế tổ chức 2009.
NHƯ TRÍ

Bình luận (0)