Hội nhậpGiáo dục phát triển

Tổng kểt Vùng thi đua số 4 Ngành GD&ĐT năm học 2007 – 2008: Ngành GD&ĐT Lâm Đồng được xếp hạng nhất

Tạp Chí Giáo Dục

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Ngày 25/6/2008, các Sở GD&ĐT thuộc các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên (Vùng thi đua số 4) đã tổ chức Hội nghị tổng kết-bình chọn thi đua năm học 2007-2008. Hội nghị đã dành nhiều thời gian tập trung đánh giá kết quả thực hiện 14 lĩnh vực công tác trọng tâm; bình chọn – xếp hạng thi đua với kết quả chung cuộc: Sở GD&ĐT Lâm Đồng được xếp hạng nhất về tất cả các mặt …

Tổng kết niên học 2007 – 2008, Lâm Đồng là địa phương đầu tiên trong 5 tỉnh Tây Nguyên hoàn thành phổ cập GDTH đúng độ tuổi vào tháng 12/2007.  Đồng thời, Lâm Đồng cũng là đơn vị dẫn đầu về tỷ lệ TN THPT (82.8%); dẫn đầu về tỷ lệ TN BT THPT (27.46%)… Nhờ những thành tích này, Hội nghị Tổng kết vùng thi đua số 4 đã quyết định trao tặng cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ cho Sở GD&ĐT Lâm Đồng. Chia sẻ với PV báo Giáo dục TP.HCM về cảm xúc và kinh nghiệm hoạt động của một đơn vị thi đua dẫn đầu vùng 4, Bà Nguyễn Thị Anh Phương – Giám đốc Sở GD&ĐT Lâm Đồng, tóm gọn: “Nếu chúng ta nỗ lực hết mình vì giáo dục, thành quả gặt hái được sẽ không nhỏ…”.

* Chào chị, việc triển khai thi đua toàn ngành trong niên học 2007 – 2008 được tiến hành ra sao?

Bà Nguyễn Thị Anh Phương - Giám đốc Sở GD&ĐT Lâm ĐồngBà Nguyễn Thị Anh Phương: Năm học 2007-2008, Ngành GD Lâm Đồng tiếp tục triển khai thực hiện cuộc vận động “Hai không” với nhiều biện pháp đồng bộ như: Tiếp tục học tập nội dung cuộc vận động, tuyên truyền nâng cao nhận thức tạo sự đồng thuận của toàn xã hội góp sức cùng Ngành. Tham mưu các cấp ủy, chính quyền có văn bản chỉ đạo thực hiện. Chú trọng đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học; đổi mới công tác kiểm tra đánh giá song song với việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện quy chế chuyên môn, thực hiện chương trình dạy và học.

Để nói không với việc học sinh ngồi nhầm lớp, Ngành quyết liệt chỉ đạo các đơn vị trường học thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra-khảo sát-phân tích-đánh giá chất lượng đầu năm, giữa kì, cuối kì; tăng cường trách nhiệm của giáo viên trong việc tổ chức dạy phụ đạo, bồi dưỡng học sinh yếu kém, nhất là học sinh vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa. Thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp trong quản lý nhằm đảm bảo yêu cầu dạy thật, học thật.

Bên cạnh đó, Ngành tiếp tục cải tiến công tác thi đua – khen thưởng như: Xây dựng và thực hiện cụ thể tiêu chuẩn đánh giá xếp loại thi đua đối với các loại hình trường học, từng cấp học, bậc học. Chú trọng đúng mức công tác kiểm tra, phúc tra thi đua gắn kết quả thanh kiểm tra với việc đánh giá-xếp loại thi đua. Tổ chức nhiều phong trào, hoạt động thi đua thiết thực hướng về cơ sở. Đặc biệt, để nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo, Ngành đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt trong đội ngũ CB-GV-CNV ngay từ đầu năm học. Triển khai thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” do Công đoàn ngành Giáo dục Việt Nam phát động gắn với các cuộc vận động “Kỉ cương-Tình thương-Trách nhiệm”, cuộc vận động “Xây dựng cơ quan – đơn vị văn hóa”. Quản lý chặt chẽ, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về dạy thêm – học thêm ở các địa phương.

* Việc triển khai đã gặt hái được kết quả nào?

– Bước đầu, việc triển khai đã tạo được sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức, tự giác trong hành động của đội ngũ CB-GV-CNV và HS đối cuộc vận động “Hai không”. Chất lượng đội ngũ được nâng lên. CSVC-Kĩ thuật trường học được tăng cường. Nề nếp, kỉ cương được củng cố; phong trào thi đua “Hai tốt” tiếp tục được đẩy mạnh. Nhờ vậy, hiệu quả giáo dục và đào tạo có bước phát triển vững chắc cả về quy mô và chất lượng. Điều đáng phấn khởi nhất là chất lượng giáo dục vùng dân tộc, vùng sâu, vùng khó khăn có bước tiến bộ rõ nét, thu hẹp dần khoảng cách chênh lệch đối với vùng thuận lợi. Kì thi TN.THPT vừa qua, tỷ lệ HS đỗ tốt nghiệp đạt 82,58 %, tăng so với năm học trước 1,78%; Các trường vùng khó – vùng đồng bào dân tộc như THPT ĐạSar, THPT Đạ Tông năm học trước tỷ lệ TN THPT dưới 15 % thì năm nay tỷ lệ TN THPT đạt 42,62 % và 31,46 %…

* Theo chị, công tác trọng tâm của việc triển khai thi đua là gì?

– Trong năm học qua, để thực hiện có chiều sâu cuộc vận động “Hai không”, xây dựng đội ngũ thầy cô giáo thực sự là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo, Ngành giáo dục Lâm Đồng đã xác định: Công tác xây dựng đội ngũ vừa là nhiệm vụ trọng tâm vừa là giải pháp đột phá. Từ đó, Ngành đã triển khai thực hiện nhiều biện pháp thiết thực như: Tổ chức phát động, ký cam kết thực hiện cuộc vận động “Hai không” với những nội dung, yêu cầu cụ thể; triển khai thực hiện việc rà soát, đánh giá đội ngũ theo chuẩn; vận dụng chuẩn đánh giá giáo viên vào tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại thi đua; thực hiện nghiêm túc việc đánh giá-xếp loại công chức.Tổ chức nhiều hội nghị, nhiều lớp tập huấn-bồi dưỡng chuyên đề cho CBQL, GV.

Từ cơ sở đến toàn ngành tổ chức nhiều phong trào thi đua, nhiều hội thi nhằm khơi dậy và phát huy lòng yêu nghề, sự sáng tạo của GV như: Thi viết, áp dụng Sáng kiến kinh nghiệm-Giải pháp hữu ích; thi thiết kế giáo án điện tử; thi giáo viên dạy giỏi….Tập trung nhiều nguồn lực đầu tư, trang bị khá đầy đủ về CSVC-KT phục vụ cho hoạt động dạy học, góp phần giúp giáo viên có thêm điều kiện thuận lợi để thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp đánh giá. Ngành khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, về thời gian, kinh phí cho cán bộ, giáo viên tự học, tự bồi dưỡng và tham gia học tập đạt chuẩn và trên chuẩn trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ.

* Chị có kinh nghiệm nào cần chia sẻ với các đơn vị trong ngành?

  Theo tôi cuộc vận động “Hai không” đem lại sự tự giác trong hành động để từng bước đạt đến yêu cầu  Dạy thực chất và học thực chất. Xét đến cùng tất cả đều nhằm mục đích vì quyền lợi học tập của học sinh, vì sự phát triển bền vững của giáo dục, vì tương lai phồn thịnh của đất nước. Do đó, đối với các em HS phải xác định động cơ thái độ học tập đúng đắn: Học cho chính bản thân, học vì tương lai lập thân-lập nghiệp của chính mình. Đối với các bậc PHHS nên có sự đồng thuận, hỗ trợ toàn diện hơn nữa cho việc thực hiện cuộc vận động “Hai không” của ngành giáo dục. Động viên, giáo dục con em mình không ngừng nỗ lực, cố gắng phấn đấu trong học tập, trung thực trong thi cử. Hướng những HS có học lực trung bình hoặc không có điều kiện học THPT, học Đại học vào học các trường đào tạo nghề, các trường trung cấp chuyên nghiệp…thiết thực ủng hộ chủ trương phân luồng đào tạo của ngành giáo dục.

* Xin cảm ơn chị!

Thanh Tàu (thực hiện)

 

Bình luận (0)