Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Người lao động mỏi mòn chờ tiền hỗ trợ thuê trọ

Tạp Chí Giáo Dục

Theo quy đnh, ngày 15-8 là ngày cui cùng doanh nghip np h sơ cho UBND qun, huyn đ duyt chi h tr thuê tr cho ngưi lao đng theo Quyết đnh s 08 ca Thng Chính ph, nhưng đến nay mt s công nhân ti TP.HCM vn chưa nhn đưc khon tin này.


Anh Đoàn Trn Nhim chun b ba cơm chiu đ kp vào gi làm tăng ca t 6 gi ti hôm trưc đến 6 gi sáng hôm sau

Nghe ngóng mãi chưa thy tin

Xa quê từ miền Tây lên TP.HCM thuê trọ làm công nhân may tại Công ty TNHH Viva Vina (huyện Hóc Môn) đến nay gần 5 năm, mỗi tháng chị Minh Hiệp nhận được gần 8 triệu đồng tiền lương. Trừ các chi phí ăn uống, phòng trọ, điện nước thì khoản tiền tiết kiệm không còn nhiều. Thế nên khi nghe thông tin được Nhà nước hỗ trợ tiền thuê trọ, chị Hiệp cũng như những công nhân cùng hoàn cảnh vô cùng háo hức và làm ngay hồ sơ với mong muốn được nhận tiền. Tuy nhiên, từ ngày nộp hồ sơ đến nay hơn 2 tháng, chị và mọi người vẫn chưa thấy tiền đâu.

Chị Hiệp chia sẻ có nghe thông tin sắp được nhận và rất mong ngóng. Có thể khoản tiền không nhiều đối với các gia đình khác nhưng với chị là rất quý vì giảm được phần chi phí sinh hoạt điện nước, phòng trọ, đặc biệt trong thời điểm giá cả hàng hóa leo thang.

Tương tự như chị Hiệp, vợ chồng anh Đoàn Trần Nhiệm – công nhân Công ty TNHH Nidec Việt Nam (Khu Công nghệ cao, TP.Thủ Đức) đã được công ty nộp hồ sơ đề nghị nhận tiền hỗ trợ thuê trọ từ tháng 6, nhưng hiện tại gia đình anh cũng chưa thấy gì. Thủ tục nhận tiền theo anh Nhiệm chia sẻ rất đơn giản. Chỉ cần chủ trọ ký xác nhận sau đó gửi lên công ty. Tuy nhiên có thể do hồ sơ của ai đó sai sót thông tin nên chậm trễ việc nhận tiền của nhiều người.

Gia đình anh Nhiệm từ miền Trung vào TP.HCM làm công nhân hơn 15 năm nay, hiện đang thuê trọ tại phường Long Thạnh Mỹ, TP.Thủ Đức. Căn phòng cấp 4 rộng khoảng 10m2, giá thuê 2,5 triệu đồng/tháng là nơi sinh hoạt của vợ chồng anh và 2 con nhỏ. 

Anh làm bảo trì, vợ anh làm lắp ráp. Tổng thu nhập mỗi tháng của 2 vợ chồng khoảng 14 triệu đồng, nếu có tăng ca thì nhỉnh thêm chút ít. Sau khi trừ chi phí tiền thuê trọ, điện nước, ăn uống, học hành của con cái xem như gần hết nên nhiều năm làm công nhân gia đình anh vẫn chưa đủ điều kiện có nhà riêng. Anh Nhiệm bày tỏ mong sớm nhận được tiền hỗ trợ.

Theo quy định, mỗi người lao động được hỗ trợ 3 tháng, mỗi tháng 500.000 đồng thì 2 vợ chồng anh sẽ được 3 triệu đồng.

“Số tiền này đủ để trả tiền phòng trọ 1 tháng, còn lại 500.000 đồng tôi sẽ dành mua sắm đồ dùng học tập cho con”, anh Nhiệm bày tỏ.

Chm vì nhiu lý do

Vừa qua, UBND TP.HCM có báo cáo gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về công tác thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động.

Tính đến ngày 14-8, TP.HCM có 46.528 doanh nghiệp nộp hồ sơ với 1.113.405 lượt lao động đề nghị hỗ trợ hơn 618 tỷ đồng (chiếm 34,8% so với dự toán kinh phí). UBND TP.Thủ Đức và các quận, huyện đã có quyết định phê duyệt cho 17.924 doanh nghiệp với 527.250 lượt lao động. Số tiền hỗ trợ là hơn 280 tỷ đồng (chiếm 15,80% so với dự toán kinh phí).

Theo đó, giải ngân đã thực hiện cho 8.700 doanh nghiệp (chiếm 18,69% số doanh nghiệp đã nộp hồ sơ) với 295.833 lao động được hỗ trợ (chiếm 26,57% số lao động đã nộp hồ sơ).

Và tính đến 14-8, TP.HCM đã chi hỗ trợ được hơn 155/1.777 tỷ đồng, chiếm 8,81% so với dự toán kinh phí và chiếm 12,59% kinh phí được phân bổ (70% kinh phí so với dự toán).

Trước đó, theo báo cáo của Cục Việc làm, Bộ LĐ-TB&XH, tính tới ngày 11-8, có 60/63 tỉnh có doanh nghiệp, người lao động nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà. TP.HCM là địa phương có tỷ lệ giải ngân cao – với hơn 126 tỷ đồng.

Vậy thì lý do là gì mà có nhiều người lao động đã nộp hồ sơ cả tháng, thậm chí 2-3 tháng nhưng vẫn chưa nhận được tiền? Qua chia sẻ của anh Nhiệm cho thấy, một số đồng nghiệp của anh không được chủ trọ ký xác nhận vì không muốn đưa thông tin nhà trọ, vì vậy mà những người này không hoàn tất được hồ sơ.

Vừa qua, trong văn bản UBND TP.HCM gửi lãnh đạo các quận, huyện, TP.Thủ Đức yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thực hiện gói hỗ trợ tiền thuê trọ cho người lao động cũng nêu việc thực hiện còn chậm do nhiều nguyên nhân chủ quan, trong đó có sự lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện của người đứng đầu tại một số địa phương, cơ quan, đơn vị.

HOÀN THÀNH CHM NHT VÀO NGÀY 30-8

Trong văn bản gửi lãnh đạo các quận, huyện, TP.Thủ Đức yêu cầu đẩy nhanh tiến độ gói hỗ trợ tiền thuê trọ cho người lao động theo Quyết định 08 của Thủ tướng Chính phủ, UBND TP.HCM đề nghị chủ tịch UBND các quận, huyện, TP.Thủ Đức nhanh chóng thẩm định, phê duyệt hồ sơ cho người lao động và tiến hành chi kinh phí để thực hiện hỗ trợ theo đúng thời gian quy định, hoàn thành chậm nhất vào ngày 30-8-2022.


V
i ý nghĩa nhân văn ca Quyết đnh s 08 thì vic đy nhanh thc hin chính sách h tr là hết sc cn thiết

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Lưu Kim Hồng – Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Nidec Việt Nam – đánh giá, chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động rất ý nghĩa, nhân văn, là món quà tinh thần động viên người lao động nỗ lực làm việc. Tuy nhiên, phải nhìn nhận quy trình thực hiện chi trả quá chậm, “đẻ ra” nhiều giấy phép con, phải thêm nhiều giấy tờ gây khó khăn cho doanh nghiệp.

“Có nơi bắt doanh nghiệp phải photo hợp đồng lao động kèm theo. Thử hỏi với công ty có hàng ngàn lao động thì photo bao giờ cho xong? Chưa kể, trong số hàng ngàn hồ sơ, chỉ cần 1 hồ sơ sai ngày tháng hoặc sai số chứng minh nhân dân bị trả hết về làm lại rất mất thời gian cho doanh nghiệp”, ông Hồng nói.

Công ty TNHH Nidec Việt Nam có khoảng 2.760 công nhân, trong đó có khoảng 1.500 hồ sơ đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà đã được nộp. Ông Hồng chia sẻ, tính đến ngày 16-8 chưa có người lao động nào được nhận vì hồ sơ phải chờ phòng lao động kiểm tra, xác nhận sau đó chuyển qua kho bạc để tiếp tục giải quyết.

Có thể thấy, Quyết định số 08 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động (gói 6.600 tỷ đồng) được ban hành để hỗ trợ, giải quyết phần nào khó khăn về chỗ ở đối với người lao động là hành động thiết thực, ý nghĩa. Đây cũng là một trong những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh sau đại dịch Covid-19. Với ý nghĩa nhân văn này thì việc đẩy nhanh thực hiện chính sách hỗ trợ là hết sức cần thiết để người lao động sớm nhận được khoản hỗ trợ này.

Minh Phương

Bình luận (0)