Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Để sản phẩm nông nghiệp chinh phục thị trường

Tạp Chí Giáo Dục

Sn xut, chế biến và kinh doanh thc phm, nông sn sch đang đưc nhiu doanh nghip trong nưc la chn. Tuy nhiên, trong hành trình chinh phc th trưng, s doanh nghip thành công ch đếm trên đu ngón tay.


Thu hoch vú s đng bng sông Cu Long. Ảnh: IT

Cn tình yêu đ ln

Ông Nguyễn Lâm Viên – Tổng Giám đốc Công ty CP Vinamit đúc kết, đeo đuổi con đường sản xuất, chế biến và kinh doanh sản phẩm nông nghiệp không hề đơn giản. Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, đòi hỏi các bạn trẻ phải có tư duy mới, góc nhìn mới. Nhìn lại các bạn đang đi theo con đường nông nghiệp hữu cơ mới thấy các bạn là thành phần “yếu thế” nhưng các sẽ bạn làm được với một tình yêu đủ lớn. Cụ thể là bằng tình yêu sản phẩm, với nơi mình sinh ra, tình yêu với những gì mình đang sống hàng ngày với nó. Đó là sức mạnh đã dẫn dắt các bạn trên con đường thực hiện ước mơ.

“Niềm đam mê, sự dấn thân… là điều mà tôi luôn trân trọng và muốn đồng hành cùng các bạn. Bắt đầu theo lĩnh vực này từ năm 24 tuổi, trải qua nhiều được và mất nên tôi rất hiểu những gì mà các bạn đang lo lắng. trăn trở… và sẵn sàng hỗ trợ, trao đổi kinh nghiệm để vượt qua những khó khăn, thử thách”, doanh nhân Nguyễn Lâm Viên chia sẻ.

Ông Viên cho rằng, khi đã có ý tưởng, rồi có sản phẩm ra thị trường thì việc cần làm là hoàn tất các thủ tục để được cấp bằng sáng chế. Hiện nay, trên thế giới, 50% bằng sáng chế đều đến từ lĩnh vực nông nghiệp, sinh học… Qua theo dõi, biết có doanh nghiệp đủ khả năng để được Mỹ cấp bằng sáng chế. Nếu không có bằng sáng chế có thể sẽ gặp rất nhiều rắc rối về sau, nhất khi sản phẩm xuất khẩu sang các nước.

Tương tự, PGS.TS Đàm Sao Mai – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM cũng cho rằng, có sản phẩm ra thị trường đã vất vả, tuy nhiên chỉ một thời gian sau đã bị ăn cắp thì rất lãng phí thời gian, công sức và tài chính. Do chưa được đăng ký bảo hộ nên đã có rất nhiều trường hợp bị ăn cắp công nghệ. Người ăn cắp có vốn lớn và với hình thức kinh doanh ổn hơn đã “giết” chết sản phẩm mà mình đã mất rất nhiều thời gian, công sức để cho ra thị trường.


Doanh nghi
p sn xut, chế biến và kinh doanh sn phm nông nghip gii thiu mô hình trng rau ng dng công ngh cao

Theo PGS.TS Đàm Sao Mai, đăng ký sở hữu trí tuệ có nhiều góc cạnh khác nhau để tránh sự nhầm lẫn. Trong quyền sở hữu công nghiệp có độc quyền sáng chế và độc quyền giải pháp hữu ích. Nếu vì lý do gì đó không thể đăng ký độc quyền sáng chế được thì có thể đăng ký độc quyền giải pháp hữu ích hoặc đăng ký nhãn hiệu, đăng ký kiểu dáng công nghiệp, đăng ký thương mại (cục sở hữu trí tuệ của bộ KHCN). Ngoài ra còn có thể đăng ký bản quyền với giống cây trồng (Cục trồng trọt, Bộ NN&PTNT)…

“Có được các giấy chứng nhận này nghĩa là đã có “gia tài”. Nhiều doanh nghiệp lo lắng về chi phí nhưng thực tế không bao nhiêu so với những gì thu được sau đó, cái khó nhất là phải biết cách viết hồ sơ theo mẫu, từ ngữ thể hiện dễ hiểu để không bị trả về. Nếu không đăng ký có thể sẽ vi phạm quyền của những người làm trước, đến khi bạn ra sản phẩm thì có thể bị thu lại và đóng phạt”, bà Mai lưu ý.

Cn có tài sn vô hình đ gi vn

Ở góc độ chuyên gia tài chính, bà Nguyễn Cẩm Chi – Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ Hỗ trợ phát triển thanh niên nói: “Khi các bạn gọi vốn để phát triển ý tưởng, mở rộng quy mô sản xuất cũng như kết nối thị trường, câu hỏi đầu tiên của đại diện các quỹ là tại sao phải đổ tiền vào đây? Trong tình huống này, các bạn không thể đưa họ đi xem nhà xưởng để chứng minh khả năng, cũng không thể nói sản phẩm đó là tâm huyết của tôi… mà phải cho họ thấy được tài sản vô hình, đó chính là quyền sở hữu trí tuệ. Trong những báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, tập đoàn thế giới, sở hữu trí tuệ được coi là tài sản vô hình”.

Trong khi đó, với vai trò chuyên gia kết nối thị trường, bà Mai Thị Hồng – Điều phối viên Hiệp hội Hợp tác kinh doanh nông nghiệp Hà Lan – Việt Nam cho rằng, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ thị trường để xem mình đang ở đâu, từ đó mới biết mình làm được gì hay không và quan trọng nhất là tìm được khách hàng. Hiện nay, các bạn trẻ mới bước vào lĩnh vực này làm việc rất hăng say nhưng có phần cảm tính và đã có không ít người mãi mê làm ra thứ mình thích, trong khi đó không phải là thứ mà khách hàng cần. Ở lĩnh vực nào cũng thế, tính thương mại của sản phẩm phải đưa lên đầu tiên. Thế giới biến chuyển nhanh, vì vậy không nhất thiết phải bán thứ mình đã nghĩ ra mà có thể thay đổi theo nhu cầu của khách hàng.

Ông Trn Hoàng Phát – đi din doanh nghip xut khu nông sn cho biết, hin các đi tác ca doanh nghip rt quan tâm đến nhng sn phm nông nghip đưc làm theo quy trình khép kín t khâu sn xut, chế biến… đm bo các tiêu chun theo quy đnh. Bên cnh các sn phm tươi như trái cây, th trưng EU còn chú ý đến các sn phm sy khô, ép nưc… Đây là cơ hi cho các nhà sn xut, chế biến và xut khu nông sn tìm đi tác mi, đng thi nhà vưn cũng không còn phi bán đ bán tháo mi khi vào mùa thu hoch.

Theo bà Hồng, Hiệp hội đã tìm hiểu rất kỹ các sản phẩm nông nghiệp và không thể bàn cãi về chất lượng, tuy nhiên có nhiều sản phẩm không thể xuất khẩu được vì hạn chế mẫu mã, thông tin sản phẩm, đặc biệt là những thông tin liên quan đến thành phần dinh dưỡng…

“Để sản phẩm được thị trường chấp nhận, câu chuyện kinh điển vẫn là mẫu mã, chất lượng, giá cả phù hợp và năng lực sản xuất. Nếu có ý định xuất khẩu thì hạn chế sản phẩm của vùng miền mà phải có tính quốc tế. Nhãn phải thể hiện được các yêu cầu dinh dưỡng, độ an toàn cho sức khỏe, truy xuất nguồn gốc… Khách hàng quan tâm đến sức khỏe chứ không quan tâm đến nhà sản xuất, vì vậy phải đặt mình vào người mua. Doanh nghiệp nào cảm thấy đủ năng lực để cho ra một sản phẩm theo yêu cầu trên, chúng tôi sẵn sàng tư vấn, kết nối thành viên để phát triển sang thị trường EU”, bà Mai Thị Hồng cam kết.

T.Anh

Bình luận (0)