Tuyên truyền pháp luậtAn toàn giao thông

Bình Dương: Bụi mỏ đá gây ô nhiễm nghiêm trọng ở Thường Tân

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Từ tỉnh lộ ĐT746, đoạn qua UBND xã Thường Tân (huyện Tân Uyên, Bình Dương) chỉ vài km nhưng có hàng ngàn lượt xe ben chở đá qua lại đây ngày đêm. Chỉ tính ở ấp 2, 3 xã Thường Tân đã có 13 đơn vị khai thác đá. Cập tỉnh lộ ĐT746 phía bờ sông Đồng Nai có đến 14 bến cảng trung chuyển đá lên sà-lan đi tiêu thụ. Tần suất hoạt động liên tục của xe chở đá khiến mặt đường bị bong tróc từng mảng, ổ gà, ổ voi nối tiếp nhau, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Bụi đá tung "hỏa mù" gây ô nhiễm khiến hàng trăm hộ dân bị ảnh hưởng sức khỏe, hàng chục héc-ta lúa, hoa màu bị “điếc” nhiều vụ.
Chủ tịch UBND xã Thường Tân, Nguyễn Minh Can cho biết: “Xã đã nhận được đơn thư khiếu nại của bà con về chuyện khai thác đá gây ô nhiễm môi trường và đường sá hư hỏng. Tuy nhiên, các công ty khai thác đá lại do Sở Tài nguyên-Môi trường Bình Dương và Bộ cấp phép quản lý nên chính quyền xã cũng bất lực đứng nhìn, dân chịu trận”.
Có mặt tại Thường Tân chúng tôi mới biết vùng đất này rất giàu khoáng sản. Với diện tích mặt bằng khai thác khoảng 180 ha, hiện trữ lượng rất lớn nên khai thác còn kéo dài nhiều năm. Trên tỉnh lộ ĐT 746 vào sâu chừng 500 mét thuộc địa phận ấp 2 và 3 tình trạng khai thác đá khuấy động cả một vùng. Từng đoàn xe ben 30 tấn vận chuyển đá ngày đêm không ngơi nghỉ.
S au nhiều năm kêu cứu không thắng, hàng trăm hộ dân đành “sống chung” với bụi mỏ đá, ngậm ngùi nhận tiền “trợ cấp” hàng tháng từ các công ty khai thác đá.
Ông Nguyễn Văn Minh, cán bộ địa chính xã Thường Tân cho biết, danh sách thống kê sơ bộ, có hơn 100 hộ dân có ruộng sản xuất quanh các mỏ đá bị ảnh hưởng do bụi mỏ đá gây ra. Từ đầu năm đến nay, cứ đến vụ sản xuất, UBND xã mời doanh nghiệp khai thác đá và người dân bị ảnh hưởng tự thương lượng với nhau về mức đền bù, hỗ trợ, chứ chính quyền không can thiệp.
Bà Trần Thị Lanh, ở ấp 3, xã Thường Tân cho biết, gia đình có 1,8 ha ruộng lúa cấy 3 vụ/năm, nhưng có 6 mỏ đá bao vây xung quanh nên vụ nào cũng bị mất mùa. Có vụ lúa sắp trổ bông bị “điếc” hơn phân nửa do bụi mỏ đá phủ một lớp bụi trắng cánh đồng. Bà Lanh cho biết: “Sau nhiều năm kêu cứu, Công ty khai thác đá mới chịu “ngồi lại thương lượng” bồi thường cho dân bị thiệt hại hoa màu, vụ lúa thất thu vừa qua. Vụ vừa rồi, tôi được đền hơn 6 triệu đồng”.
Hiện có hơn 10 hộ dân nằm trên tuyến đường trung chuyển của xe chở đá đi qua được nhận từ 2-3 triệu đồng/hộ/tháng – ông Nguyễn Văn Bình, ngụ ấp 2, xã Thường Tân cho biết.
Ngoài đền bù hoa màu, số ít hộ dân sống vùng “tâm điểm” bụi đá cũng được trợ cấp hàng tháng tiền độc hại (gọi là bồi thường sức khỏe). Ông Nguyễn Minh Can, chủ tịch UBND xã Thường Tân bức xúc , so với những gì mà các doanh nghiệp khai thác đá để lại thì mức hỗ trợ như vậy cũng chưa thực sự thỏa đáng./.

Theo TTXVN

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)