Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

4 giải pháp để dạy – học trực tuyến tốt hơn

Tạp Chí Giáo Dục

Lâu nay, vic dy và hc trc tuyến đã đưc nhiu ngưi đ cp, mt s cơ s giáo dc đã trin khai thc hin. Tuy nhiên, vic dy và hc trc tuyến còn có nhiu điu chưa thng nht v quan đim, phương pháp, điu kin cơ s vt cht… Đến khi dch Covid-19 bùng phát, hc sinh, sinh viên đưc ngh dài ngày thì đòi hi v vic dy và hc trc tuyến mi thc s cn thiết, vì thế hot đng này đã đưc t chc rng rãi.

Theo tác gi, đ hot đng dy hc trc tuyến có hiu qu, cn cho ngưi dy và ngưi hc thích nghi dn. Trong nh: Hc sinh Trưng THPT Nguyn Du (Q.10, TP.HCM) làm bài kim tra trên máy tính. Ảnh: Y.Hoa

Để việc dạy và học trực tuyến đạt kết quả tích cực hơn, chất lượng cao hơn, xin được đề xuất một số giải pháp sau:

Khc phc các rào cn v tâm lý

Theo cách dạy học truyền thống, thầy và trò thường đối mặt nhau, gặp gỡ trực tiếp với nhau – dù lâu nay, việc dạy học từ xa đã được thực hiện khá phổ biến nhưng nhiều người dạy vẫn chưa quen việc nói trước màn hình mà không biết có ai nghe không, còn người học thì chỉ nghe mà không biết rằng người nói liệu có hướng đến mình không… Do đó, người chưa từng dạy trực tuyến cần sớm bỏ qua tâm lý ngại ngần khi “nói một mình”, còn người chưa từng học trực tuyến cũng không cần quan tâm nhiều đến việc có được “quan tâm” hay không. Người dạy cần nói một cách rõ ràng nhất có thể, bởi trong cách dạy này, ngôn ngữ hình thể có thể không còn phát huy nhiều tác dụng khi người học có khi không quan tâm nhiều đến yếu tố “xem” mà chỉ chú trọng yếu tố “nghe”. Ngay cả trong trường hợp ít sử dụng bảng để viết các ghi chú thì cũng cần được thay thế bằng các cách diễn đạt khác phù hợp, như hình ảnh, video clip… Và, người dạy cũng cần vượt qua tâm lý “có hứng” khi nói trước nhiều người nghe, được sự khích lệ… mà phải chú tâm truyền đạt một cách tốt nhất có thể.

Xây dng tính ch đng, tích cc, t giác

Đòi hỏi này thực ra được đề cao trong điều kiện dạy và học hiện nay, khi giảng dạy không còn một chiều áp đặt mà luôn cần sự trao đổi, phản biện, đặc biệt là với môi trường ĐH. Tuy nhiên, trong dạy trực tuyến, có lẽ lại càng cần có yêu cầu này nhiều hơn. Bản thân giáo viên, giảng viên cần có đề cương bài giảng được soạn cẩn thận để làm cái sườn, nền tảng cho việc theo dõi của học sinh, sinh viên. Bài giảng này nên được gửi trước để người học xem trước, nắm sơ bộ nội dung và nhất là chuẩn bị các câu hỏi trao đổi. Người dạy cũng cần quan tâm nhiều hơn đến việc nắm bắt bài học chứ không nên nói xong buổi thì coi như xong, bởi trên thực tế khó đánh giá được sự theo dõi của người học như trên lớp dạy trực tiếp. Đối với người học, việc xem bài trước, chuẩn bị các câu hỏi để trao đổi, phản biện, thực hiện tốt các bài tập… là yêu cầu rất quan trọng. Bởi nếu không có nhiều cách thức tự rèn luyện và kiểm tra thì chất lượng dạy và học trực tuyến có thể không được bảo đảm. Chẳng hạn, người học cũng tham gia vào buổi giảng nhưng không chú ý lắng nghe, đồng thời làm việc khác (vì không có ai giám sát) thì kết quả có thể sẽ rất kém, mà người dạy khó có thể đánh giá được.

Đi mi cách tương tác gia ngưi dy và ngưi hc

Có th còn sm đ khng đnh dy và hc trc tuyến là xu thế tt yếu nhưng vn nên xem đây là mt phương pháp cn thiết, quan trng, ít nhiu có tính tiết kim, và có tính kh thi cao trong bi cnh giáo dc hin nay, k c không có dch Covid-19.

Ở lớp dạy trực tiếp, hỏi đáp, tranh luận, thậm chí chỉ qua ngôn ngữ hình thể…, đều là những cách tương tác. Việc tương tác không chỉ gắn với bài học mà còn với một người thầy có tính hình mẫu cao với học trò, rộng hơn là tương tác giữa người với người, làm nảy sinh tình cảm, sự gắn bó và các mối liên hệ khác. Nhưng ở lớp dạy trực tuyến, các cách tương tác đó có thể không còn được phát huy mà đòi hỏi có những cách trao đổi, tác động qua lại kiểu khác. Chẳng hạn, tích cực sử dụng các công cụ bình luận (comment) nếu cách giảng cho phép bình luận trực tiếp; quan tâm nhiều hơn đến các chia sẻ trong nhóm, nhất là với những ý kiến có liên quan đến bài giảng, đến phương pháp giảng; mạnh dạn trao đổi qua email hoặc các hình thức chia sẻ ý kiến khác… Ở vai trò chủ động, người thầy nên thực sự tạo điều kiện và tích cực thực hiện việc tương tác, để ít nhất cũng lắng nghe được sự phản hồi của người học như thế nào, sau nữa là tạo sự gắn kết, gần gũi giữa thầy và trò một cách tích cực.

Càng hoàn thin cơ s vt cht k thut càng tt

Hiện nay có nhiều hình thức dạy trực tuyến, như sử dụng hệ thống mạng nội bộ của cơ sở giáo dục, sử dụng nền tảng internet, sử dụng mạng xã hội… Mỗi hình thức có  những ưu điểm và hạn chế riêng. Thí dụ: một số giáo viên có thể ghi hình sẵn bài giảng và phát trên mạng internet (dành cho người học có tài khoản đã được đăng ký trước), thì có yêu cầu là hình ảnh phải rõ nét, cần thiết có thể dựng lại để điều chỉnh các chi tiết chưa hay, mạng internet của người học phải ổn định để có thể tiếp nhận được trung thực âm thanh, hình ảnh… Hay việc sử dụng các nền tảng sẵn có (và miễn phí), nhất là với group Facebook, thì có thể sẽ bị lệ thuộc nhiều thứ, như chất lượng internet, một số tính năng và độ thông suốt của Facebook, kể cả chất lượng của máy tính (camera, âm thanh…). Như vậy, nếu cơ sở vật chất kỹ thuật không được đầu tư tốt, không đồng bộ, không có tính bảo mật cao, có thể chất lượng dạy và học không được bảo đảm. Do đó, các cơ sở giáo dục cần quan tâm đầu tư mạng lưới riêng cho mình để phục vụ việc dạy và học trực tuyến (vẫn dựa trên nền tảng của internet), nhằm đáp ứng được yêu cầu một cách tốt nhất cho cả người dạy lẫn người học.

Tóm lại, có thể còn sớm để khẳng định dạy và học trực tuyến là xu thế tất yếu nhưng vẫn nên xem đây là một phương pháp cần thiết, quan trọng, ít nhiều có tính tiết kiệm, và có tính khả thi cao trong bối cảnh giáo dục hiện nay, kể cả không có dịch Covid-19. Nhưng để hoạt động này thực sự có chất lượng, hiệu quả, cần có sự thay đổi dần, thích nghi dần, như là một cách làm quen, cả phía cơ sở giáo dục, người dạy và người học.

ThS. Nguyn Minh Hi

Bình luận (0)