Tuyên truyền pháp luậtAn toàn giao thông

TP.HCM: Mạnh tay với nạn đua xe trái phép

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

2 thanh nien này đang biểu diễn trên xe

HĐND TP.HCM vừa thông qua 2 nghị quyết có nội dung về chống đua xe trái phép (ĐXTP), nhằm đưa ra những biện pháp mạnh đối với vấn nạn này. Nghị quyết thứ nhất cho phép tăng phí lưu giữ, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ lên 500 nghìn đồng/ngày – đêm đối với 8 nhóm hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông (ATGT) trong trường hợp ĐXTP. Nghị quyết thứ hai thống nhất để UBND TP kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ cho phép TP.HCM thí điểm thực hiện xử phạt bằng hình thức tịch thu xe ngay lần đầu tiên vi phạm cũng với 8 nhóm hành vi trên.
Tịch thu phương tiện bất kể sở hữu
Trong trường hợp nghị quyết thứ hai được Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ thông qua thì nghị quyết thứ nhất sẽ không còn hiệu lực. Sở dĩ có hai nghị quyết trên là bởi trong thời gian qua, quá trình đấu tranh chống lại nạn ĐXTP ở TP.HCM gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là về vấn đề giam giữ xe. Lực lượng chức năng ở cơ sở, trong quá trình tuần tra kiểm soát đã bắt và tạm giữ nhiều phương tiện của những đối tượng tham gia đua xe. Điển hình, chỉ trong một đêm, Công an Q.Bình Thạnh đã truy quét và bắt tạm giữ 500 phương tiện của các đối tượng tham gia ĐXTP. Tuy nhiên, trụ sở của công an các quận rất chật hẹp không có chỗ để giữ phương tiện. Trong khi đó, vì biết mức phí trông giữ chỉ 6.000đ/phương tiện/ngày – đêm nên các đối tượng vi phạm chây ì, không đến làm các thủ tục nộp phạt để nhận lại phương tiện. Gần đây nhất, Nghị định 34 của Chính phủ quy định mức xử lý tăng nặng với các trường hợp vi phạm Luật Giao thông nhưng không quy định việc tịch thu phương tiện tham gia ĐXTP. Điều này đã tạo kẽ hở để các đối tượng đua xe coi thường pháp luật.
Cần bổ sung thêm hình thức răn đe
Việc thông qua hai nghị quyết trên cho thấy TP.HCM thực sự đấu tranh quyết liệt với vấn nạn này. Mặc dù nhận được sự đồng tình từ nhiều phía, song, quá áp dụng những nghị quyết trên vào thực tế sẽ không tránh khỏi những khó khăn nhất định. Nội dung của 8 nhóm hành vi vi phạm trật tự ATGT ở 2 nghị quyết mà UBND TP.HCM kiến nghị được quy định áp dụng bao gồm: Chạy xe dàn hàng ngang từ 3 xe trở lên; bấm còi rú ga liên tục trong đô thị, khu đông dân cư; chạy xe thành đoàn gây cản trở giao thông; dùng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy; buông cả hai tay khi đang điều khiển xe, dùng chân điều khiển, xe ngồi một bên hoặc nằm trên yên để điều khiển xe thay người điều khiển khi xe đang chạy; chạy xe lạng lách đánh võng trên đường; chạy xe 1 bánh đối với xe 2 bánh, chạy xe 2 bánh đối với xe 3 bánh; chạy xe thành nhóm từ 2 xe trở lên quá tốc độ quy định. Thực tế hiện nay, các đối tượng tham gia ĐXTP đều sử dụng những phương tiện được “độ” lại máy, móc ống pô xe để đạt tốc độ nhanh và tiếng nổ lớn. Nếu so sánh giá trị của những chiếc xe này với số tiền phải trả phí lưu giữ thì các đối tượng sẽ bỏ xe. Lúc đó lực lượng chức năng phải xử lý thế nào với những phương tiện này? Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng, tịch thu phương tiện mà không có hình thức xử lý nghiêm đối với các đối tượng ĐXTP thì họ cũng kiếm xe khác để đua. Song song với việc thu giữ xe, cơ quan chức năng cũng cần quy trách nhiệm của chủ sở hữu phương tiện. “Bởi chỉ có vậy, chủ sở hữu phương tiện mới lựa chọn những tài xế giỏi, có đạo đức, lái xe cẩn thận từ đó sẽ hạn chế TNGT. Các bậc cha mẹ trước khi giao xe cho con, hoặc cho ai đó mượn cũng sẽ cân nhắc kỹ.
Đại biểu HĐND TP Vương Đức Hoàng Quân, cho rằng, nênxử lý nặng người điều khiển phương tiện giao thông vì bản thân phương tiện không hề có lỗi. Do đó, cần nghiên cứu đề xuất xử phạt nặng đối tượng điều khiển phương tiện giao thông. Thay vì xử phạt hành chính, có thể thêm những biện pháp xử phạt bổ sung như lao động công ích, đưa vào tiêu chí gia đình văn hóa… Đồng quan điểm, Thượng tá Ngô Minh Châu, Phó giám đốc Công an TP.HCM, nhấn mạnh: Chống đua xe phải có nhiều biện pháp. Kiến nghị tịch thu phương tiện ĐXTP chỉ là hình thức bổ sung vì Nghị định 34 chưa quy định. Còn với người điều khiển phương tiện thì đã có quy định xử lý nghiêm như tịch thu bằng lái, xử phạt hành chính. Nếu Chính phủ cho phép tịch thu phương tiện đua xe thì sẽ tạo thuận lợi rất nhiều cho lực lượng chức năng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên, chống nạn đua xe phải tiến hành nhiều biện pháp, quan trọng nhất là giáo dục từ gia đình để các em không tham gia đua xe ngay từ đầu.
Bài, ảnh: Anh Kiệt
“Nếu được Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ thông qua, TP.HCM sẽ áp dụng thí điểm thực hiện xử phạt tịch thu phương tiện đua xe đến hết năm 2013. Trong quá trình thí điểm nếu còn những vướng mắc thì sẽ thay đổi, bổ sung”, Phó giám đốc Công an TP.HCM Ngô Minh Châu, khẳng định.
 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)