Tuyên truyền pháp luậtAn toàn giao thông

Quyết liệt kéo giảm tai nạn và ùn tắc giao thông

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Tập lái sa hình ở trường dạy lái xe

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa tổ chức hội nghị “Nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe (GPLX), nhằm góp phần giảm thiểu tai nạn và ùn tắc giao thông”.  
Nâng cao việc quản lý GPLX
Theo Bộ GTVT, đội ngũ cán bộ công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý đào tạo sát hạch cấp GPLX hiện có hơn 2.000 người. Trong đó, có 600 cán bộ công chức quản lý, hơn 1.400 sát hạch viên sát hạch lái xe (10% cán bộ có trình độ trên đại học, 70% có trình độ đại học chuyên ngành kỹ thuật). Hàng năm, đội ngũ này được tập huấn, trang bị các kiến thức và nâng cao nghiệp vụ để quản lý, vận hành hệ thống trang thiết bị, phần mềm quản lý tại các sở GTVT, các trung tâm sát hạch lái xe. Thực tế cho thấy, các cơ sở đào tạo lái xe ô tô phát triển mạnh theo hướng xã hội hóa. Đến nay trên cả nước có 291 cơ sở đào tạo lái xe ô tô (trong đó có 35 cơ sở đủ điều kiện để đào tạo hạng FC), 409 cơ sở đào tạo lái xe mô tô. Toàn quốc có 84 trung tâm sát hạch lái xe, gồm: 36 trung tâm loại 1 (hạng A1 đến hạng F) và 48 trung tâm loại 2 (hạng A1 đến hạng C). Ngành GTVT đang quản lý 29 triệu GPLX mô tô, 3,1 triệu GPLX ô tô, 15.320 chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng. Việc làm này nhằm góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông (TNGT) và ùn tắc giao thông theo tinh thần Nghị quyết số 88/NQ-CP của Chính phủ. Bộ GTVT đang tích cực triển khai nhiều giải pháp tổng thể, trong đó có Đề án nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch, cấp GPLX. Nhiều nội dung quy định mới của đề án đã được triển khai ngay từ đầu quý II/2012, như: Sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật; yêu cầu cao hơn về điều kiện vật chất cơ sở đào tạo, trình độ giáo viên, các bài học và sát hạch lý thuyết, thực hành lái xe; công khai minh bạch trong tuyển sinh đào tạo, giảng dạy, sát hạch; cấp GPLX cơ giới đường bộ mới và triển khai cơ sở dữ liệu quản lý lái xe thống nhất trên toàn quốc từ 1-7-2012.
TNGT giảm từ 5-10% ở cả ba tiêu chí
Tại hội nghị, các đại biểu đều ủng hộ các giải pháp của Bộ GTVT. Đặc biệt là các đổi mới trong Đề án nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch, cấp GPLX. Nhiều cơ quan, đơn vị đã đóng góp các tham luận chuyên đề có giá trị thực tiễn cao như Vụ An toàn với bài đánh giá thực trạng công tác đảm bảo ATGT đường bộ và nhiệm vụ trong thời gian tới; Cục CSGT đường bộ – đường sắt với đề xuất thực thi kiểm soát GPLX liên quan đến trật tự ATGT; Sở GTVT với giải pháp chống GPLX giả. Sở GTVT TP.HCM cũng đóng góp cho hội nghị những kinh nghiệm thực tiễn trong việc đào tạo cấp GPLX hạng FC. Các sở GTVT Bắc Ninh, Quảng Ninh… mang đến hội nghị giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch cấp GPLX; kinh nghiệm trong việc cấp và quản lý GPLX mới. Ngoài ra, các trung tâm sát hạch lái xe cũng đưa ra nhiều kiến nghị để hiện đại hóa hệ thống sát hạch, giảm bớt sự can thiệp của con người vào kết quả bài thi… 
Tại đây, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng nhấn mạnh: “Năm 2012, Bộ GTVT đã và đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ cả ngắn hạn và dài hạn nhằm nâng cao chất lượng GTVT, giảm từ 5-10% cả 3 tiêu chí về TNGT”. Bộ trưởng khẳng định việc đẩy mạnh chất lượng đào tạo, sát hạch, cấp GPLX là một trong các giải pháp đặc biệt quan trọng. Bộ trưởng đánh giá cao và ghi nhận các ý kiến đóng góp của các đại biểu. Bộ trưởng cũng biểu dương sự cố gắng rất lớn của các ngành, các cấp, các địa phương và đơn vị  tham gia vào hoạt động đào tạo sát hạch, cấp GPLX. Nỗ lực này đã góp phần rất lớn làm giảm TNGT trong 5 tháng đầu năm. Thống kê cho thấy,  TNGT trên cả 3 tiêu chí trung bình giảm tới 20%.
Được biết, trong thời gian qua, công tác quản lý Nhà nước và đầu tư của xã hội về đào tạo, sát hạch, cấp GPLX đã hoàn thiện một bước cơ bản. Tuy nhiên, bất cập vẫn còn nhiều như cơ sở đào tạo cắt xén chương trình, chất lượng lái xe còn thấp. Bộ trưởng đề nghị trong thời gian tới cần tập trung vào một số vấn đề như nâng cao chất lượng xây dựng, sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật, tuyên truyền và đưa các quy định này đi vào cuộc sống; quản lý theo hướng hiện đại hóa; tăng cường ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ thực thi công vụ. Cán bộ, chiến sĩ phải chấp hành pháp luật thật nghiêm mới có thể làm chuyển biến ý thức chung của toàn xã hội. Cần tăng cường sự phối hợp của các cơ quan liên quan, của các ngành, các cấp, của Trung ương với địa phương để  thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Ngoài ra, cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó đặc biệt đẩy nhanh thực hiện các nội dung của đề án nhằm hoàn thành chỉ tiêu về giảm TNGT trên toàn quốc và chống ùn tắc giao thông tại các TP lớn…
Bài, ảnh: Hà Anh
Nhiều năm nay, Bộ GTVT đã kiên trì thực hiện các giải pháp theo hướng xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn công tác đào tạo, sát hạch, cấp GPLX. Thống nhất trên toàn quốc theo hướng hiện đại hóa, công khai, minh bạch và thu hút các nguồn lực xã hội cùng tham gia.
 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)