Hầm Thủ Thiêm – đường hầm đầu tiên ở TP.HCM
|
Vừa qua, Tổng hội Xây dựng Việt Nam phối hợp với các bộ Xây dựng, Giao thông Vận tải (GTVT), UBND TP.HCM và Hội Không gian ngầm & Hầm quốc tế (ITA-AITES) tổ chức hội thảo “Quy hoạch và quản lý phát triển không gian ngầm (KGN) đô thị”. Tại hội thảo, nhiều chuyên gia đều khẳng định KGN là một dạng tài nguyên quý báu cần được tích cực khai thác để trở thành “không gian thứ 2 của đô thị hiện đại”.
Phát biểu về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho rằng, hiện nay việc phát triển KGN giữ vai trò chiến lược khi không gian trên cao đang gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với các đô thị cũ không còn nhiều quỹ đất. Thậm chí, có một số công trình giao thông ngầm đô thị mà hệ thống giao thông mặt đất không thể nào thay thế được. “Cần phải đưa KGN vào chiến lược phát triển đô thị”.
Biến KGN thành không gian thứ hai
Theo Tổng hội Xây dựng Việt Nam, trong khi quỹ đất ngày càng thu hẹp thì xu hướng phát triển KGNgiữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của các đô thị, nhất là các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng… Riêng đối với TP.HCM, một đô thị với dân số lên đến gần 10 triệu người thì việc khai thác KGNnhằm chia tải với mặt đất càng trở nên cấp thiết. Hiện nay, việc khai thác KGNở Việt Nam mới bắt đầu được quan tâm nên còn nhiều bất cập.Mỗi ngành khi tiến hành “ngầm hóa” các công trình đa phần đều theo chương trình, kế hoạch của ngành… và hầu như chưa có sự kết nối với nhau. Theo các chuyên gia, để KGNtrở thành không gian thứ 2 của đô thị hiện đại thì việc khai thác phải được đưa vào chiến lược, quy hoạch, quản lý phát triển đô thị đồng thời với việc xây dựng khung pháp lý và thể chế thực hiện tương ứng.
Hiện tại, TP.HCM có một số công trình ngầm như hầm vượt sông Sài Gòn, hầm ngầm của các cao ốc, hầm chui ngang đường, và sắp tới là gần 60km metro đi ngầm đầu tiên… Việc lập quy hoạch KGNđang được các sở ngành chức năng của thành phố thực hiện.
Tốc độ xây dựng các công trình ngầm còn chậm
PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến, Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng cho rằng, những năm gần đây, trước yêu cầu của cuộc sống và sự phát triển kinh tế xã hội, công tác hạ ngầm nhiều công trình đường dây nổi tại TP.Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng… đã được quan tâm thực hiện, bước đầu tạo bộ mặt khang trang hơn và nâng cao mức độ an toàn. Các công trình giao thông ngầm cũng đã được xây dựng tại Hà Nội và TP.HCM. Đặc biệt, hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn góp phần giảm ùn tắc giao thông cho thành phố, tạo động lực lớn cho sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên, tốc độ xây dựng các công trình ngầm còn chậm so với yêu cầu, nhiều công trình còn bộc lộ những hạn chế. Một số công trình ngầm (xây dựng tầng hầm nhà cao tầng) đã có sự cố như hư hỏng, sụt lún, nứt gãy. Trong khi đó, TS. Nguyễn Hoàng Giang – Viện Nền móng và Công trình ngầm FECON đưa ra những rủi ro trong xây dựng công trình ngầm. Theo ông, trong những năm tới, việc TP.HCM và Hà Nội xây hệ thống tàu điện ngầm, bãi giữ xe ngầm đặt ra thách thức lớn cần phải nghiên cứu, đánh giá các rủi ro và đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp.
Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025, TP.HCM có nhiều công trình hạ tầng được xây dựng dưới lòng đất như: Tàu điện ngầm (khoảng hơn 60km đi ngầm), một hệ thống bãi đậu xe ngầm tại Công viên Lê Văn Tám, Tao Đàn, Sân vận động Hoa Lư… Đến năm 2015, dự kiến 100% lưới điện khu vực trung tâm sẽ đi ngầm dưới đất. Hệ thống đường cáp trong lĩnh vực công nghệ thông tin và bưu chính viễn thông cũng sẽ được xây dựng ngầm để đảm bảo mỹ quan đô thị. Cục trưởng Cục Phát triển đô thị – Bộ Xây dựng Lưu Đức Hải có ý kiến: Công tác quy hoạch hệ thống giao thông ngầm phải được đặt ở vị trí đặc biệt, bởi nó là mấu chốt cho việc kết nối và chi phối hạ tầng KGN. Ngoài ra mức độ đầu tư lớn cho các công trình đòi hỏi Nhà nước cần có chiến lược đi trước một bước, bỏ kinh phí để nghiên cứu, lập quy hoạch tạo điều kiện cho KGNphát triển. Bên cạnh đó, Nhà nước nên có những chính sách tạo điều kiện cho các nhà khoa học thuộc những lĩnh vực liên quan đến các công trình ngầm tại Việt Nam có điều kiện kết hợp với chuyên gia nước ngoài nghiên cứu ứng dụng phù hợp với điều kiện cụ thể. Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho rằng phát triển KGNhợp lý sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cải thiện cảnh quan, giải quyết được ùn tắc giao thông.
Bài, ảnh: Hà Anh
Theo Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông, quy hoạch KGNở nước ta vẫn còn là vấn đề mới mẻ, đang gặp nhiều khó khăn trong quản lý, quy hoạch và khai thác. Các gara, bãi đỗ xe ngầm mới chỉ được xây dựng gắn liền với tòa nhà chứ chưa có công trình công cộng. Các tuyến đường sắt đô thị có đoạn đi ngầm ở Hà Nội và TP.HCM mới được triển khai nhưng còn chậm tiến độ. Nguyên nhân chính là thiếu khung pháp lý, cơ chế phối hợp và nguồn nhân lực cần thiết. |
Bình luận (0)