Tuyên truyền pháp luậtAn toàn giao thông

Phát triển giao thông vận tải phải đảm bảo môi trường

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Môi trường luôn chịu sự tác động rất lớn của hoạt động GTVT. Ảnh: I.T

Theo Thứ trưởng Bộ Giao  thông vận tải (GTVT) Nguyễn Hồng Trường, từ năm 2008, Bộ GTVT đã thành lập Vụ Môi trường để tham mưu giúp việc Bộ trưởng trong công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường (BVMT), sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Tại Tổng cục đường bộ Việt Nam và các cục trực thuộc, Bộ GTVT đã bố trí cán bộ theo dõi và thực hiện công tác môi trường trong các vụ, phòng khoa học công nghệ và môi trường. Cục Đăng kiểm Việt Nam đã xây dựng được đội ngũ đăng kiểm viên và cơ sở vật chất kỹ thuật để thử nghiệm, kiểm tra, chứng nhận về BVMT đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện thủy nội địa, tàu biển trên toàn quốc và cả ở nước ngoài.
Chú trọng đến công tác BVMT
Hiện tại, ngành GTVT đã hình thành 4 trung tâm môi trường đủ điều kiện triển khai nhiệm vụ tại Viện Chiến lược và Phát triển GTVT, Viện Khoa học và Công nghệ GTVT, Tedi và Trường Đại học Hàng hải. Các ban quản lý dự án cũng đã có cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm để triển khai các hoạt động BVMT đối với dự án đầu tư. Phần lớn các doanh nghiệp trong ngành đã phân công cán bộ điều hành sản xuất, các bộ phận tham mưu kiêm nhiệm, theo dõi, triển khai thực hiện công tác BVMT. Song song đó, Bộ GTVT lồng ghép ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ tài nguyên môi trường trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển GTVT; cụ thể hóa hướng dẫn thực hiện chủ trương, giải pháp về ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ tài nguyên môi trường; phổ biến, quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ tài nguyên môi trường; kiểm tra giám sát thực thi pháp luật về BVMT; hợp tác quốc tế và ứng dụng khoa học công nghệ. Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho rằng, nguồn nhân lực và cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ công tác quản lý Nhà nước về môi trường, đặc biệt là phục vụ công tác kiểm tra, giám sát vẫn còn thiếu, chưa được cập nhập thường xuyên; việc chuyển hóa công tác này thành hành động cụ thể còn mang tính đối phó để giải quyết vấn đề thủ tục hơn là chủ động phòng ngừa; ngân sách Nhà nước hỗ trợ xử lý ô nhiễm môi trường và chất thải từ hoạt động GTVT còn hạn chế; việc ứng dụng giải pháp, công nghệ mới ít phát thải khí nhà kính, thân thiện môi trường trong GTVT đòi hỏi nguồn đầu tư lớn, nhưng cơ chế chính sách để khuyến khích nghiên cứu, áp dụng chưa rõ ràng nên chưa khuyến khích được sự tham gia của các tổ chức, cá nhân.
Tập trung phát triển giao thông công cộng
Theo kiến nghị của Bộ GTVT về các chủ trương, giải pháp chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ tài nguyên môi trường, toàn ngành GTVT tập trung tăng cường nguồn nhân lực và cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ công tác quản lý Nhà nước, đào tạo, nghiên cứu về môi trường và công tác phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn. Đồng thời, rà soát bổ sung, sửa đổi hệ thống luật pháp về đất đai theo hướng dành quyền ưu tiên sử dụng đất cho phát triển kết cấu hạ tầng GTVT; từng bước phát triển GTVT theo hướng ít phát thải khí nhà kính, trong đó tập trung phát triển giao thông công cộng khối lượng lớn tại Hà Nội và TP.HCM (đường sắt đô thị, xe buýt nhanh) và nâng cao tỷ trọng vận tải hàng hóa bằng đường sắt, đường thủy nội địa, ven biển. Bên cạnh đó, Bộ GTVT cũng tập trung xây dựng và triển khai các chính sách hỗ trợ, khuyến khích để tạo động lực cho tổ chức, cá nhân trong sử dụng phương tiện giao thông ít phát thải khí nhà kính, thân thiện môi trường; sử dụng nhiên liệu thay thế, nhiên liệu tái sinh; đẩy mạnh các ứng dụng công nghệ và giải pháp BVMT. Trên cương vị là Bí thư Ban Cán sự Đảng – Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng yêu cầu Vụ Môi trường cần tập hợp ý kiến của các đơn vị, hoàn thiện thêm bản góp ý đề án của Ban Cán sự Đảng Bộ GTVT trình Chính phủ. Cụ thể hóa các chương trình theo thời gian trước mắt và lâu dài, đồng thời làm rõ tác động của biến đổi khí hậu đối với ngành GTVT và ngược lại. Trên cơ sở đó có những đề xuất cụ thể đối với TW và Chính phủ như đề án kiểm soát khí thải xe gắn máy; vấn đề về xây dựng hạ tầng và lộ trình sử dụng nhiên liệu sạch…
Phúc An
Phó ban Kinh tế TW Nguyễn Xuân Cường đề nghị Bộ GTVT cần chủ động hơn nữa hoàn thiện cơ quan chức năng đủ tầm; phối hợp với các cơ quan chuyên ngành của Nhà nước một cách thường xuyên, triển khai ban hành văn bản pháp luật; lồng ghép chương trình ứng phó, biến đổi trung hạn, dài hạn, tập trung cụ thể, quyết liệt; tập trung nguồn nhân lực chất lượng cao; hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia, đưa ra các tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức, giám sát…; đột phá khoa học công nghệ trên tất cả các lĩnh vực; rà soát để có đề xuất các dự án trọng yếu đối với Nhà nước, Chính phủ…
 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)