Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Làm thế nào để nguồn nhân lực đáp ứng thị trường lao động?

Tạp Chí Giáo Dục

Nhm chun b cho nhu cu sn xut – kinh doanh dp Tết Nguyên đán 2024, nhiu doanh nghip có nhu cu tuyn dng nhân lc, d kiến cn khong 81.172 ch làm vic. Đ đáp ng nhu cu này, ngưi lao đng phi hi đ điu kin v chuyên môn, tay ngh.


Theo các chuyên gia, mun tìm đưc vic đúng chuyên môn, ngưi lao đng phi nm bt các xu hưng làm vic mi

Cn hơn 80.000 ch làm vic dp Tết Nguyên đán

Bên cạnh một số doanh nghiệp phải cắt giảm lao động do gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, nhiều doanh nghiệp lại có nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm. Cụ thể, Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị Số 1 tuyển dụng hơn 130 lao động về kỹ thuật; Công ty CP Tập đoàn giáo dục và đầu tư EI tuyển hơn 100 nhân sự về ngành giáo dục; Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Chub Life tuyển gần 100 nhân sự ngành bảo hiểm. Bên cạnh đó, Công ty may xuất nhập khẩu GC Việt Nam tuyển dụng hơn 300 công nhân ngành may mặc; Công ty CP tư vấn phát triển bất động sản Đại Phát tuyển hơn 100 nhân sự ngành bất động sản; Công ty CP Tập đoàn MCV tuyển hơn 50 nhân sự ngành truyền thông… Theo thống kê, số doanh nghiệp cần tuyển lao động đã qua đào tạo chiếm 87,41% (trình độ đại học trở lên chiếm 23,21%; cao đẳng chiếm 19,06%; trung cấp chiếm 23,45%; sơ cấp chiếm 21,68%). Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp có xu hướng tuyển dụng lao động chưa qua đào tạo, lao động bán thời gian, lao động thời vụ vào dịp cuối năm; vì vậy nhu cầu tuyển lao động phổ thông chiếm 12,59%.

Theo khảo sát của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM, nhu cầu nhân lực ở khu vực thương mại – dịch vụ cần khoảng 58.525 chỗ làm việc (chiếm 72,1% tổng nhu cầu nhân lực); khu vực công nghiệp – xây dựng cần khoảng 22.509 chỗ làm việc (chiếm 27,73%); khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản cần khoảng 138 chỗ làm việc (chiếm 0,17%). Các công việc cần nhân lực tập trung chủ yếu ở nhóm ngành kinh tế sau: Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác; hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ; công nghiệp chế biến, chế tạo; thông tin và truyền thông; hoạt động kinh doanh bất động sản; hoạt động tài chính – ngân hàng và bảo hiểm; giáo dục và đào tạo.

Ngưi lao đng ch đng hc hi đ phát trin

Dù có nhiều vị trí việc làm nhưng không phải người lao động nào cũng đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng. Muốn tìm được việc, người lao động phải thay đổi. Bà Trần Lê Thanh Trúc (Trưởng phòng Việc làm – An toàn lao động, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) cho rằng, người lao động khi tham gia thị trường lao động cần chuẩn bị một số kỹ năng, thông tin để nâng cao khả năng cạnh tranh và thành công trong môi trường công việc đa dạng. Cụ thể, người lao động phải liên tục cập nhật về tin tức thị trường, xu hướng tuyển dụng, nắm bắt yêu cầu của nhà tuyển dụng. Chủ động học hỏi để phát triển và thể hiện tốt các kỹ năng quản lý thời gian, giải quyết vấn đề, giao tiếp hiệu quả, ngoại ngữ, sử dụng công nghệ và thích ứng với thay đổi. Đồng thời, người lao động phải nắm bắt các xu hướng làm việc mới, biết áp dụng công nghệ vào công việc để nâng cao năng suất lao động, tư duy sáng tạo để nâng cao giá trị nghề nghiệp, tự khẳng định bản thân. Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, ý thức kỷ luật tốt trong làm việc sẽ góp phần gia tăng sự thành công trong tương lai. Và điều quan trọng khi chọn lựa công việc, người lao động cần tìm hiểu kỹ về công việc sẽ làm để phù hợp với năng lực bản thân và bản thân người lao động cần phải học tập nâng cao trình độ, tay nghề để thích ứng với nhu cầu của xã hội cũng như sự thay đổi của khoa học công nghệ.

“Những thay đổi của thị trường lao động sẽ mở ra cơ hội gia tăng hiệu suất lao động, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Mở ra cơ hội bình đẳng giới đối với lực lượng lao động, mở ra cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn lao động ở khắp mọi nơi trên thế giới và người lao động cũng có thêm lựa chọn việc làm bất kể vị trí địa lý. Quan trọng hơn, những xu hướng này cũng nhắc nhở doanh nghiệp và người lao động cần có tâm thế sẵn sàng cho những thay đổi trong tương lai”, bà Trúc chia sẻ.


Doanh nghip tuyn dng lao đng cho hot đng sn xut chun b đón Tết Nguyên đán 2024

Ở góc độ là cơ sở đào tạo, bà Đặng Thị Thu Hiền (Trưởng phòng Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế, Trường CĐ Bách khoa Nam Sài Gòn) cho hay, để lực lượng lao động trẻ, nhất là sinh viên ra trường đáp ứng thị trường lao động thì các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần đào tạo và phát triển kỹ năng liên tục. Cùng với đó là xây dựng mạng lưới và mối quan hệ để giúp người lao động tìm kiếm việc làm. Đẩy mạnh giáo dục nghề nghiệp bằng cách tạo cơ hội cho người trẻ học tập và đào tạo nếu muốn chuyển đổi ngành nghề. Song song đó, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nên đầu tư mạnh mẽ vào giáo dục nghề nghiệp bằng các chương trình chất lượng, đầu tư khuyến khích sáng tạo công nghệ và cuối cùng là bảo vệ quyền lợi người lao động.

Trong khi đó, ông Lê Đình Kha (Hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng, Trưởng Tiểu ban ngành cơ khí – tự động hóa) cho rằng, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sau đào tạo giáo dục nghề nghiệp cần đẩy mạnh công tác chuyển đổi số, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và hoạt động dạy – học. Cạnh đó, các cơ sở đào tạo cần hiện đại hóa cơ sở vật chất, thiết bị và đổi mới chương trình, phương thức đào tạo, lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp để đảm bảo chương trình, giáo trình, trang thiết bị thực hành bám sát với thực tế sản xuất tại doanh nghiệp. Ngoài ra, các cơ sở đào tạo cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế để trao đổi chương trình đào tạo, chuyển giao công nghệ, phương pháp giảng dạy góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

Bài, ảnh: Kiu Giang

Bình luận (0)