Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Xuất khẩu lao động đóng góp tích cực vào phát triển đất nước

Tạp Chí Giáo Dục

Hin nay, ngoài nhu cu làm vic trong nưc, ngưi lao đng còn có mong mun sang nưc ngoài làm vic. Nếu ngưi lao đng xut khu hp pháp, có hp đng rõ ràng thì s đóng góp tích cc vào s phát trin kinh tế, văn hóa, xã hi đt nưc.


Lao đng Vit Nam lên đưng xut khu lao đng (nh minh ha)

Đó là chia sẻ của các chuyên gia tại Hội thảo nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội đất nước do Báo Người lao động tổ chức mới đây.

H tr xut khu lao đng

Ở vai trò là đơn vị hỗ trợ xuất khẩu lao động, bà Lưu Tuyết Phượng (Công ty TNHH MTV Phát triển nhân lực Tocontap Sài Gòn) cho biết, đối với công ty chúng tôi, khi đưa người lao động đi làm việc nước ngoài phải tuân thủ các nguyên tắc. Trong đó, thăm gia đình ứng viên là công việc mà công ty quan tâm hàng đầu. Công việc này yêu cầu về nhân sự và kinh phí khá nhiều nhưng lại hiệu quả trong việc giải quyết khi có vấn đề phát sinh và giảm thiểu rủi ro, nâng cao uy tín lao động Việt Nam. “Hiện nay có rất nhiều ngân hàng có chính sách hỗ trợ người lao động vay vốn để đi làm việc ở nước ngoài. Chính sách này đã tạo cơ hội cho người lao động khó khăn về kinh tế”, bà Phượng nói. Trong khi đó, bà Dương Thị Thu Cúc (Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Saigon Inserco) cho hay, từ năm 2018, doanh nghiệp phải đi tìm kiếm lao động, đến tận nhà, tận xã, tư vấn từng người lao động; sau đó doanh nghiệp sẽ dạy văn hóa cho người lao động để đủ điều kiện về trình độ trước khi đào tạo tiếng Nhật và đào tạo nghề. Mục tiêu là để người lao động thích ứng được từ khi còn ở Việt Nam, mọi người hiểu được công việc trước khi sang Nhật Bản. Khi người lao động đạt yêu cầu nhất định về tiếng Nhật, chúng tôi sẽ có thưởng. “Khi nhận đưa người lao động đi xuất khẩu lao động, chúng tôi chịu trách nhiệm với chính người lao động, với gia đình họ, có trách nhiệm với địa phương, với Sở LĐ-TB&XH và các trung tâm dịch vụ việc làm, nơi tiếp nhận lao động… Vì vậy, chúng tôi luôn làm sao để chuẩn bị cho người lao động đủ hành trang, tâm lý để họ hài lòng, chủ sử dụng lao động hài lòng. Đó là tiêu chí mà chúng tôi đưa ra”, bà Cúc cho biết.

Ông Lê Long Sơn (Tổng Giám đốc ESUHAI Group) thông tin, thời gian qua đơn vị đã đào tạo tiếng Nhật các trình độ cho hơn 32.000 học viên, đồng thời chắp cánh cho hơn 16.000 thanh niên sang Nhật Bản học tập và làm việc. Trong số đó, có hơn 10.000 thanh niên đã trở về nước và không ít người tích lũy kinh nghiệm, kiến thức thực học trong sản xuất, chế tạo, gia công và tinh thần phục vụ, ý thức quản trị chất lượng của Nhật Bản đã mở công ty trở thành ông chủ. Đặc biệt, có rất nhiều người hiện đang giữ vai trò quản lý, quản trị trong các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam, doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp trong nước có yếu tố hợp tác kinh doanh với nước ngoài… “Để đạt được thành quả này, trước khi sang Nhật Bản, các học viên của chúng tôi được đào tạo rất kỹ lưỡng về tiếng Nhật, tác phong làm việc chuyên nghiệp và được đào tạo ý thức, tư duy dài hạn hướng đến phát triển sự nghiệp chứ không dừng lại mục tiêu đi nước ngoài chỉ để kiếm tiền”, ông Sơn chia sẻ.  

Cn có s phi hp cht ch

Ông Phạm Anh Thắng (Trưởng Cơ quan đại diện Văn phòng Bộ LĐ-TB&XH tại TP.HCM) cho biết, cách đây 10 năm, tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, số người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng rất hạn chế. Tuy nhiên, 5 năm gần đây, hoạt động này phát triển rất mạnh mẽ, nhiều địa phương đã có bước đột phá trong hoạt động xuất khẩu lao động, số người lao động được đưa đi làm việc tại nước ngoài tăng nhanh chóng. Đó là kết quả của việc định hướng tuyên truyền và chỉ đạo của các cơ quan quản lý từ Trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thời gian qua vẫn tồn tại một số hạn chế. Đó là chưa thống nhất trong sự phối hợp giữa cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp và cơ sở đào tạo nghề. Hiện nay, việc tuyên truyền, phổ biến chính sách cho cơ quan quản lý Nhà nước địa phương chủ yếu do doanh nghiệp làm, trong khi đúng ra là trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước.


Ngưi Vit Nam làm vic ti nưc ngoài (nh minh ha)

Ngoài ra, công tác liên kết đào tạo nghề chưa đạt. Theo quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì doanh nghiệp xuất khẩu lao động phải có cơ sở đào tạo hoặc liên kết đào tạo, nhưng hiện nay việc ký hợp đồng liên kết đào tạo của doanh nghiệp chủ yếu đối phó nhằm chứng minh có cơ sở đào tạo chứ không thực hiện công tác đào tạo trên thực tế. Trong khi định hướng của chúng ta là ngày càng giảm lao động phổ thông, nâng cao chất lượng nguồn lao động đưa đi. Hiện vẫn có rào cản từ cơ quan quản lý, đặc biệt là ở cấp huyện/xã, khiến doanh nghiệp gặp khó khăn khi thực hiện tư vấn, triển khai chính sách đến người lao động. Các địa phương cần đổi mới và doanh nghiệp cần có phản ánh về cơ quan quản lý để khắc phục vấn đề này. “Cần có góc nhìn, tiếp cận khác về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Trước đây đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là trong bối cảnh việc làm trong nước khó khăn. Còn hiện nay hoàn cảnh đã khác, đóng góp từ xuất khẩu lao động cho nền kinh tế rất lớn. Cả nước đang có 750.000 doanh nghiệp, trong đó có hơn 500.000 doanh nghiệp hoạt động dịch vụ, bao gồm 0,05% doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài nhưng đóng góp cho nền kinh tế từ 3,5-4 tỷ USD. Trước đây người lao động tìm đến doanh nghiệp thì nay doanh nghiệp phải tìm đến người lao động, nên phải nghiên cứu cách thu phí từ dịch vụ lao động chứ không phải thu từ người lao động”, ông Thắng cho biết.

Bên cạnh đó, ông Thắng cũng cho rằng cần quan tâm đến công tác giải quyết việc làm cho lao động về nước. Hiện nay, một năm cả nước giải quyết 1,6 triệu việc làm cho người lao động, trong đó lực lượng lao động từ nước ngoài về đóng góp 100.000 người. “Nếu doanh nghiệp giải quyết được bài toán đưa đi và giải quyết việc làm sau khi về nước thì chắc chắn thương hiệu của doanh nghiệp sẽ được tăng lên, người lao động sẽ tin tưởng và ký hợp đồng xuất khẩu lao động”, ông Thắng nhấn mạnh.

Khánh Kiu

Bình luận (0)