Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Nội dung dạy đọc hiểu trong sách Ngữ văn 8

Tạp Chí Giáo Dục

Năm hc 2023-2024, cc s trin khai dy hc theo Chương trình giáo dc ph thông 2018 vi sách giáo khoa (SGK) mi các lp 4, 8 và 11. Đ giáo viên nm đưc thông tin, chúng tôi xin gii thiu mt s ni dung chính ca sách Ng văn 8 (b Cánh diu).


Hc sinh Trưng THCS Dương Bá Trc (Q.8) trong tiết hc môn ng văn (nh minh ha)Ảnh: Y.H

Trước hết là nội dung đọc hiểu. Về cấu trúc, sách gồm 10 bài học chính, mỗi bài có 3-4 văn bản, tập trung vào một thể loại hoặc kiểu văn bản được phân bổ như sau: 3 bài về truyện, 2 bài về thơ, 1 bài về hài kịch, 2 bài về văn nghị luận và 2 bài về văn bản thông tin. Mỗi bài học chính trong sách vẫn tiếp tục các phần mục như sách Ngữ văn 6 và 7. Tuy nhiên, nội dung và một số thể loại có thay đổi, bám sát yêu cầu cần đạt của chương trình mới. Cụ thể: Tập một, ngoài bài mở đầu có 5 bài học chính, gồm: Bài 1/ Truyện ngắn: Đọc hiểu các truyện ngắn đậm chất thơ (trữ tình) như Tôi đi học (Thanh Tịnh); Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam), Người mẹ vườn cau (Nguyễn Ngọc Tư), Chuỗi hạt cườm màu xám (Đỗ Bích Thúy). Chủ đề chính của các văn bản này là thể hiện những cảm xúc đẹp, ngợi ca tình cảm nhân hậu, trong sáng, vị tha… Bài 2/ Thơ 6 chữ, 7 chữ: Do yêu cầu viết dạy học sinh tập làm thơ 6-7 chữ nên phần đọc hiểu cần cung cấp và dạy cách đọc một số bài thơ 6-7 chữ như: Nắng mới (Lưu Trọng Lư), Nếu mai em về Chiêm Hóa (Mai Liễu), Đường về quê mẹ (Đoàn Văn Cừ), Quê người (Vũ Quần Phương). Các bài thơ này tập trung vào chủ đề tình cảm gia đình và tình yêu quê hương, đất nước. Bài 3/ Văn bản thông tin: Chương trình yêu cầu đọc hiểu một số văn bản thuyết minh, giải thích một hiện tượng thiên nhiên. Sách Ngữ văn 8 chọn các văn bản viết về hiện tượng: Sao băng, nước biển dâng, lũ lụt là gì? Nguyên nhân và tác hại? Vì sao chim bồ câu không bị lạc đường? Đây đều là các hiện tượng tự nhiên vừa quen thuộc, lý thú vừa rất có ý nghĩa giáo dục với học sinh. Bài 4/ Hài kịch và truyện cười: Có các văn bản như Đổi tên cho xã (trích Bệnh sỹ của Lưu Quang Vũ), Cái kính (A-dít Nê-xin), Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục (trích Trưởng giả học làm sang của Mô-li-e), Thi nói khoác và Treo biển (truyện cười dân gian). Chủ đề chung của các văn bản là phê phán bệnh háo danh, thích khoe khoang, bệnh tưởng, bệnh thành tích rất phổ biến trong xã hội. Bài 5/ Nghị luận xã hội: Tập trung vào mảng nghị luận trung đại với các văn bản nổi tiếng như Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Nước Đại Việt ta (trích Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi), Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn). Ngoài ra còn có văn bản nghị luận hiện đại là Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ? (Dương Trung Quốc) và Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới (Vũ Khoan). Chủ đề nổi bật của bài nghị luận này là yêu nước và tự hào dân tộc. Cuối tập một có bài ôn tập và tự kiểm tra, đánh giá cuối học kỳ; các bảng biểu tra cứu. Tập hai gồm: Bài 6/ Truyện, có các văn bản như Lão Hạc (Nam Cao), Trong mắt trẻ (trích Hoàng tử bé của Ê-xu-pe-ri), Người thầy đầu tiên (Ai-ma-tốp), Cố hương (Lỗ Tấn). Chủ đề chung của bài 6 là cuộc sống và số phận con người. Bài 7/ Thơ Đường luật, gồm các bài Mời trầu (Hồ Xuân Hương), Vịnh khoa thi Hương (Trần Tế Xương), Cảnh khuya (Hồ Chí Minh), Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan). Đây là các bài thất ngôn bát cú và tứ tuyệt viết về chủ đề thiên nhiên, cuộc sống, tình người và lồng ghép yêu cầu nhận biết đặc điểm của thơ có yếu tố trào phúng. Bài 8/ Truyện lịch sử và tiểu thuyết, có các văn bản như Quang Trung đại phá quân Thanh (trích Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái), Bên bờ Thiên Mạc (Hà Ân). Ngoài ra còn có các văn bản trích tiểu thuyết như Đánh nhau với cối xay gió (trích Đôn-ki-hô-tê của Xéc-van-tét), Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn của Ngô Tất Tố). Chủ đề chung của các văn bản trong bài 8 là những nhân vật lịch sử và vẻ đẹp, phẩm giá con người. Bài 9/ Nghị luận văn học, gồm các bài liên quan đến những văn bản đã đọc trong Ngữ văn 8 như Vẻ đẹp của bài thơ “Cảnh khuya” (Lê Trí Viễn), Chiều sâu của truyện “Lão Hạc” (Văn Giá), Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh (viết về bài thơ “Nắng mới” của Lê Quang Hưng), “Hoàng tử bé” – một cuốn sách diệu kỳ. Các văn bản trong bài 9 đều tập trung vào chủ đề vẻ đẹp của các tác phẩm thơ văn. Bài 10/ Văn bản thông tin, gồm các văn bản “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” – tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi, bộ phim “Người cha và con gái”, cuốn sách “Chìa khóa vũ trụ của Gioóc-giơ”, tập truyện “Quê mẹ” của nhà văn Thanh Tịnh. Đây là các văn bản thông tin tập trung thuyết minh giới thiệu giá trị của một cuốn sách, bộ phim.

Cuối sách cũng là bài ôn tập và kiểm tra, đánh giá kỳ II và các bảng biểu tra cứu.

Trên đây là hệ thống văn bản đọc hiểu của 10 bài học chính trong sách Ngữ văn 8 bộ Cánh diều. Giáo viên cần biết để chuẩn bị sưu tầm, bổ sung thêm các văn bản tương tự về thể loại, kiểu văn bản và nội dung đề tài, nhằm đáp ứng việc dạy học và kiểm tra, đánh giá mới.

PGS.TS Đ Ngc Thng

Bình luận (0)