Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Ứng dụng AI trong hành chính công: Nên tập trung vào những vấn đề cụ thể, chi tiết

Tạp Chí Giáo Dục

Cùng vi cc, TP.HCM đang tích cc ng dng trí tu nhân to (AI) trong lĩnh vc hành chính công. Tuy nhiên có rt nhiu khó khăn cn tr vic này…


Trung tâm Qun lý điu hành Giao thông đô th TP.HCM ng dng AI trong qun lý, điu hành

AI không phi cái gì vĩ đi

Đây là khẳng định của ông Bùi Thế Duy – Thứ trưởng Bộ Khoa học – Công nghệ.

Theo ông Duy, điểm cơ bản trong chiến lược phát triển AI, đó là nguồn nhân lực trẻ, chịu khó học hỏi, được đào tạo về công nghệ thông tin rất có tiềm năng để phát triển. Bên cạnh đó, nhiều vấn đề cần giải quyết như phát triển đô thị, giao thông, quản lý tài nguyên. Trong tương lai, thế giới phải đối diện với tình trạng biến đổi khí hậu, riêng Việt Nam còn xảy ra tình trạng xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long… Theo đó, có 3 nhóm vấn đề cần giải quyết. Thứ nhất là các ứng dụng phục vụ nhu cầu hằng ngày của người dân, triển khai thực hiện các thủ tục hành chính được thuận lợi, an toàn; Thứ hai là những vấn đề của chính quyền liên quan đến quản lý hành chính, đô thị, tài nguyên; Thứ ba là giúp đảm bảo an ninh trật tự cho doanh nghiệp và người dân.

Ông Duy nhấn mạnh, chúng ta không cần AI ở những điểm cao siêu như thay thế được nhân công lao động, thay thế con người. Chúng ta cần AI để hỗ trợ giải quyết những công việc lặp đi lặp lại trên diện rộng và làm thường xuyên 24/24 mà con người không làm được. Khi ứng dụng AI nên tập trung vào thực hiện những vấn đề nhỏ, cụ thể, chi tiết thì mới hiệu quả. Cần chú ý đến vấn đề pháp lý cho phù hợp để tránh phải sửa. Ví dụ xe tự lái trong đô thị khi gây ra tai nạn thì trách nhiệm thuộc về người viết phần mềm, người sản xuất, hay chủ nhân xe. Vấn đề này ở một số quốc gia như Mỹ đã xảy ra và đang phải sửa luật. Vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân khi dùng để xây dựng phục vụ AI cũng phải được chú trọng. Đặc biệt cần chú ý đến xây dựng dữ liệu. Dữ liệu dùng cho AI phải được thiết kế bài bản, đầy đủ các trường thông tin để phản ánh tri thức con người.

“AI không phải cái gì vĩ đại, không phải tự máy móc có thể thông minh mà AI là tổng hợp tri thức của con người, tổng hợp dữ liệu, các công việc hàng ngày chúng ta xử lý, ghi chép lại đầy đủ. Sau đó hệ thống máy bóc tách tri thức đó ra chứ không phải là dữ liệu hỗn độn”, ông Duy nói.

Theo ông Duy, trước nay chúng ta chưa có một hệ thống xây dựng dữ liệu bài bản cho nên cần phải cùng nhau xây dựng lại để dùng được. Rất nhiều cơ quan không chia sẻ dữ liệu, phần nhiều do lo ngại không dùng được. Mặt khác, ở hầu hết các cấp bộ, dữ liệu đều là tổng hợp trong khi chúng ta cần dữ liệu chi tiết để đưa vào AI. Vì thế phải quay lại thực tế để làm dữ liệu từ đầu. Cụ thể, dữ liệu đất đai hiện nay muốn sử dụng được thì phải hệ thống hóa lại. Riêng TP.HCM cần đi đầu việc này để tháo gỡ các quy định; đồng thời mời các doanh nghiệp, nhà khoa học, viện nghiên cứu cùng chung tay xây dựng.

Ph cp AI là ct lõi

AI được đánh giá phải đi đầu để công nghệ sẽ là công cụ giải quyết nhiều vấn đề sát sườn của TP.HCM như giao thông, giáo dục, y tế, hành chính công. Đặc biệt, năm 2023, TP.HCM chọn chủ đề “Nâng cao hiệu quả hoạt động công vụ, đẩy mạnh cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội”.

Theo đó, Sở Thông tin và Truyền thông TP là đầu mối phối hợp với các sở, ban ngành chuẩn bị điều kiện cơ sở hạ tầng, xây dựng kho dữ liệu dùng chung về những vấn đề trọng tâm mà TP đang đầu tư phát triển; đưa ra các vấn đề cấp thiết về hành chính công, quản lý hành chính để các chuyên gia, nhà khoa học và doanh nghiệp cùng chung tay nghiên cứu giải quyết.

Nhiều ý kiến cho rằng, để ứng dụng AI trong lĩnh vực hành chính công nói riêng, các lĩnh vực khác nói chung thì cần có sự đồng thuận của người dân.

Ông Duy đánh giá cao việc ứng dụng công nghệ trong công tác phòng chống dịch tại TP.HCM thời gian vừa qua. Từ kinh nghiệm này, vấn đề đặt ra là cần nâng cao nhận thức của người dân để nhận được sự đồng thuận, chấp nhận phối hợp trong cả hệ thống. Chẳng hạn như hệ thống tổng đài triển khai vào chống dịch tại TP.HCM ứng dụng AI với giọng nói tự nhiên, người dân không phân biệt giọng của người máy đã nhầm tưởng lừa đảo, do đó cần đẩy mạnh truyền thông vấn đề này…

GS.TS Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư mặc dù có rất nhiều công nghệ nhưng biểu tượng dễ nhận thấy nhất là “phổ cập AI”. Đây là cái cốt lõi. Để làm cho nhanh phải trả lời được các câu hỏi cốt lõi: AI có góp phần tăng năng suất trong quản lý Nhà nước không; Loại chi phí gì mà khi dùng AI sẽ giảm đi rất nhiều; Chất lượng hoạt động quản lý Nhà nước nói chung và hành chính công được xác định như thế nào. Bởi phải xác định được chỉ số chất lượng thì lúc đó mới có nhu cầu dùng AI; Và cuối cùng là các giải pháp AI có tác dụng gì cho quản lý Nhà nước và hành chính công?

“Tất cả tiến bộ công nghệ phải giúp tăng năng suất, giảm chi phí và nâng cao chất lượng. Khi nào người đứng đầu các cơ quan, đơn vị và từng cá nhân cảm thấy AI là công cụ giảm chi phí, người dân hài lòng thì lúc đó cả hệ thống sẽ cùng làm. Nếu không rõ được mối quan hệ này thì không thiết tha”, ông Nhân nhấn mạnh.

Cũng theo ông Nhân, nhiều đề tài xây dựng cơ sở dữ liệu đã nghiệm thu đến giờ dùng không được không phải do chất lượng kém mà vì số liệu không thật. Việc tạo số liệu có thể không phải vì mục đích làm tốt hơn mà mục đích là sử dụng kinh phí. Nếu làm theo mục tiêu tiêu xài kinh phí thì chắc chắn sẽ không dùng được vì không hướng đến phục vụ cho người dân.

Minh Phương

Bình luận (0)