Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Đà Nẵng: Thương mại – dịch vụ là trụ đỡ kinh tế

Tạp Chí Giáo Dục

Theo Cc Thng kê TP.Đà Nng, năm 2022, lĩnh vc thương mi – dch v đã tr thành tr đ chính cho kinh tế TP. Do đó, năm 2023, Đà Nng đ ra mc tiêu tiếp tc trin khai hiu qu các gii pháp phc hi và tăng trưng kinh tế – xã hi TP trong bi cnh thích ng an toàn linh hot kim soát hiu qu dch Covid-19…


Du lch góp phn làm tr đ chính kinh tế Đà Nng năm 2022

GRDP 6 tháng cui năm 2022 cao k lc – 20,77%

Năm 2022, với quyết tâm phục hồi và phát triển kinh tế, Đảng bộ, chính quyền các cấp, các ngành cùng với sự chung sức của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp đã đồng lòng, linh hoạt, sáng tạo trong triển khai nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ năm 2022 với chủ đề “Năm thích ứng an toàn linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh và phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội”. Tình hình kinh tế – xã hội TP.Đà Nẵng đã khởi sắc trên nhiều lĩnh vực; TP đặc biệt chú ý đến các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, quan tâm ưu tiên phục hồi các ngành, lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, một số ngành phục hồi nhanh và có mức tăng bứt phá, là điểm sáng đóng góp tích cực cho tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế TP trong năm 2022. Cùng với đó, các chính sách an sinh xã hội tiếp tục được duy trì và thực hiện hiệu quả.

Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội năm 2022 của Cục Thống kê TP.Đà Nẵng cho biết, quỹ đạo phục hồi kinh tế của TP năm 2022 đã chuyển biến khá tích cực. Trên nền kết quả tăng trưởng âm của 6 tháng cuối năm 2021, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng cuối năm 2022 lần đầu tiên đạt mức tăng kỷ lục với 20,77% so với cùng kỳ năm trước, là động lực chính giúp kinh tế cả năm 2022 phục hồi và phát triển so với thời điểm trước khi dịch bệnh Covid-19 xảy ra. Theo đó, GRDP cả năm 2022 ước tăng 14,05% so với năm 2021, tăng 15,34% so với năm 2020 và tăng 6,34% so với năm 2019.

Trong mức tăng của toàn nền kinh tế năm 2022, khu vực dịch vụ đóng vai trò trụ đỡ chính cho tăng trưởng với mức tăng cả năm ước đạt 17,85%. Sau hơn một năm thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19 được ban hành, tình hình dịch bệnh trên cả nước được kiểm soát hiệu quả, đây là cơ hội để kinh tế – xã hội phục hồi nhanh và dần lấy lại đà phát triển trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực thương mại và dịch vụ. Trong đó, du lịch phục hồi tích cực, nhiều hoạt động, sự kiện hấp dẫn và các sản phẩm dịch vụ du lịch mới được tổ chức đã góp phần tạo không khí sôi động, tươi mới, thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế. Bình quân giai đoạn 2018-2022, mỗi năm khu vực dịch vụ tăng 5,4%. 

Xét trên phạm vi cả nước, năm 2022 GRDP của Đà Nẵng xếp thứ 3/63 tỉnh, TP trực thuộc Trung ương về tốc độ phát triển; xếp thứ 17/63 về quy mô. So với các tỉnh vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Nam Trung bộ, Đà Nẵng xếp thứ 2/14 địa phương về tốc độ phát triển (sau Khánh Hòa) và xếp thứ 3 về quy mô (sau Thanh Hóa, Nghệ An). So với khối 5 TP trực thuộc Trung ương, Đà Nẵng dẫn đầu về tốc độ phát triển và xếp thứ 4/5 về quy mô. So với 5 tỉnh, TP thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Đà Nẵng dẫn đầu cả tốc độ phát triển và quy mô trong vùng.

Thúc đy khi nghip, đi mi sáng to

Ông Trần Văn Vũ – Cục trưởng Cục Thống kê TP.Đà Nẵng – nhìn nhận, dự báo kinh tế – xã hội năm 2023 sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn. Kinh tế thế giới nói riêng và tình hình quốc tế nói chung còn nhiều diễn biến phức tạp. Trong nước, nền kinh tế tiếp tục chịu nhiều ảnh hưởng từ bên ngoài do có độ mở lớn, nhiều vấn đề tồn đọng kéo dài và mới phát sinh cần phải tập trung giải quyết như: Thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản; nợ xấu, nợ thuế có xu hướng tăng… Tuy nhiên, triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn khá khả quan, kinh tế trong nước đang có điều kiện thuận lợi, sản xuất và kinh doanh có sự phục hồi khá ổn định. Triển khai Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội mạnh mẽ sẽ là động lực cho tăng trưởng kinh tế năm 2023 và các năm sau.

Hơn 4,4 triu lưt khách đến Đà Nng bng đưng hàng không

Thông tin từ Sở Du lịch TP.Đà Nẵng cho biết, năm 2022, tổng lượt khách đường hàng không đến Đà Nẵng đạt hơn 4,4 triệu lượt, trong đó khách nội địa đạt hơn 3,8 triệu lượt (tăng 91,7% so với cùng kỳ năm 2019), khách quốc tế đạt hơn 636 ngàn lượt (tăng 17,9% so với cùng kỳ năm 2019). Tính đến hết tháng 12-2022, có 24 đường bay nội địa và quốc tế đến Đà Nẵng, trong đó có 15 đường bay quốc tế trực tiếp được khôi phục và khai thác mới từ Hàn Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Campuchia, Đài Loan (Trung Quốc), Hong Kong với hơn 4.700 chuyến.

Hàn Quốc vẫn là thị trường quốc tế hàng đầu của du lịch với 4 chặng bay từ Incheon, Busan, Deagu, Muan đến Đà Nẵng tần suất hơn 60 chuyến/tuần. Ngoài ra, sự quay lại mạnh mẽ của các thị trường Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Singapore chủ yếu qua đường hàng không đóng góp đáng kể vào cơ cấu khách quốc tế đến với TP. Thị trường tiềm năng Ấn Độ lần đầu được khai thác vào năm 2022 với 3 chặng bay trực tiếp từ New Delhi, Mumbai và Ahmedabad; dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới. Lượng khách Ấn Độ lưu trú tại Đà Nẵng trong năm 2022 đạt hơn 20.000 lượt khách.

T.Ban

Năm 2023 được chọn là “Năm tập trung khơi thông các nguồn lực, thu hút đầu tư, giữ vững tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội”. Theo đó, ông Vũ đề xuất, TP cần tiếp tục đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ có trọng điểm, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. Đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp, thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, triển khai mạnh mẽ chuyển đổi số trong tất cả các ngành, lĩnh vực. Triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả Đề án thực hiện Chương trình “TP 4 an” gắn với Chương trình “TP 5 không”, “TP 3 có” nhằm bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội, tạo điểm đến an toàn, tin cậy đối với du khách, bạn bè quốc tế.

Để đạt được những mục tiêu trên, theo ông Vũ, Đà Nẵng cần thực hiện đồng bộ và hiệu quả một số giải pháp: Chú trọng phát triển du lịch; Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, hình thành sản phẩm du lịch, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư nâng cấp, bổ sung dịch vụ tạo sản phẩm mới để phục vụ và thu hút khách; Triển khai các giải pháp khôi phục, phát triển thị trường khách du lịch quốc tế, trong đó tập trung khôi phục lại các thị trường quốc tế trọng điểm và truyền thống, từng bước thúc đẩy tăng trưởng nguồn khách du lịch, tập trung phân khúc khách có khả năng chi trả cao; Đối với hoạt động vận tải và logistics, hoàn thiện và tiếp tục đề xuất đầu tư mở rộng mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, đảm bảo tính bao phủ; Xây dựng các chính sách hỗ trợ phát triển dịch vụ logistics, tạo nền tảng thuận lợi để thu hút nguồn hàng hóa xuất nhập khẩu luân chuyển trên địa bàn TP.

Phan Vĩnh

Bình luận (0)