Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Học sinh thích thú với… hướng nghiệp trực tuyến

Tạp Chí Giáo Dục

Trong bi cnh phi dy hc trc tuyến hết hc k I, vic hưng nghip cho hc sinh đưc các trưng THPT ti TP.HCM duy trì, trin khai, mang li nhng tín hiu tích cc…


Chuyên gia tâm lý Tô Nhi A tư vn trong chương trình hưng nghip trc tuyến

Chương trình tư vấn hướng nghiệp trực tuyến “Cùng bạn chọn nghề cho tương lai” lần thứ 14 năm học 2021-2022 do Tạp chí Giáo dục TP.HCM phối hợp cùng Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức, với sự đồng hành của ĐH Quốc gia TP.HCM, Trung tâm Phát triển GD-ĐT phía Nam (Bộ GD-ĐT), Trường ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH), Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM (UEF)… đã trở thành kênh kết nối cần thiết, kịp thời giúp học sinh có những thông tin về ngành nghề đào tạo, định hướng chọn lựa ngành nghề hiệu quả.

Kp thi, thiết thc

7 giờ sáng thứ hai (8-11), chương trình tư vấn hướng nghiệp trực tuyến tại Trường THPT Marie Curie (Q.3) mới bắt đầu qua phần mềm Zoom. Thế nhưng, từ trước đó phòng tư vấn trực tuyến đã chật kín, có đến cả ngàn học sinh tham gia. Trái với sự ồn ào thường thấy trong các buổi tư vấn trực tiếp, phòng tư vấn trực tuyến lại hết sức trật tự. Những câu chào nhau, chào thầy cô, những thắc mắc của học sinh được gửi qua ô tin nhắn, khung chat.

Qua khung tin nhắn, em Quỳnh Như (học lớp 12A10) đặt câu hỏi: “Nếu như chỉ được chọn duy nhất một thứ giữa đam mê hoặc tài năng thì em nên chọn cái nào?”. Trong khi đó, em Võ Thị Bích Hiền (học lớp 12A8) băn khoăn: “Hiện tại em thích ngành xã hội nhưng lại không giỏi ở lĩnh vực xã hội, không học giỏi các môn xã hội thì phải làm sao?”. Tương tự, nhiều học sinh trong trường cho biết có nguyện vọng đi du học nhưng lo ngại ảnh hưởng của dịch Covid-19… Khẳng định những băn khoăn của học sinh về ngành nghề trong thời điểm này hết sức bình thường, bà Lê Phương Uyên (đại diện Broward Việt Nam) chia sẻ, ngay cả khi các em chưa biết được bản thân yêu thích điều gì cũng là điều dễ hiểu. Trong trường hợp đó, các em có thể chọn ngành nghề mà xã hội đang “khát” nhu cầu nhân lực, song song quá trình học cố gắng tích lũy những trải nghiệm để hiểu hơn bản thân, qua đó có hướng rẽ nghề nghiệp phù hợp.

Trong thời gian các chuyên gia tư vấn cho học sinh tại phòng Zoom, TS. Lê Thị Thanh Mai (Trưởng ban Công tác sinh viên, ĐHQG TP.HCM) dành thời gian để gửi từ khóa, nhắn tin riêng giải đáp các câu hỏi của từng học sinh. TS. Mai nhắn nhủ: “Có rất nhiều phương thức xét tuyển để học sinh xét tuyển vào các trường ĐH. Mỗi phương thức đều có thế mạnh riêng, các em nên cân nhắc vào sức học, thế mạnh của mình để lựa chọn phương thức phù hợp, gia tăng khả năng trúng tuyển”.

Xu hướng của người học hiện nay là học một ngành chính, sau đó sẽ học thêm một ngành học nữa. Việc đào tạo song ngành tạo điều kiện để học sinh cùng lúc học được hai ngành, mở rộng cơ hội nghề nghiệp. “Cơ hội rộng mở song áp lực chắc chắn sẽ rất nhiều. Nếu lựa chọn, các em cần tính toán xem có thể học hai ngành cùng một lúc được không, hay học đến nơi đến chốn một ngành rồi hãy bước sang học thêm ngành thứ hai”, TS. Mai khuyên.

Trong phòng tư vấn trực tuyến tại Trường THPT Vĩnh Lộc B (huyện Bình Chánh), sau buổi tư vấn tổng quan, nhiều học sinh còn nán lại để đặt câu hỏi cho ban tư vấn. Dù chỉ qua màn hình song sự tương tác 1:1 (chuyên gia – học sinh) đã kịp thời giúp các em gỡ rối nhiều vấn đề về học tập, nhận diện ngành nghề, từ đó nỗ lực hơn trong học tập. Bày tỏ về việc “học hoài không vào, làm sao để học online hiệu quả”, câu hỏi của em Nguyễn Anh Khôi (học lớp 12, Trường THPT Vĩnh Lộc B) cũng là băn khoăn của nhiều học sinh trong chương trình. Với vướng mắc này, ThS. Phạm Doãn Nguyên (Giám đốc Trung tâm Tư vấn tuyển sinh, UEF) nhắn nhủ, trước hết người học nên bắt đầu từ các kiến thức đơn giản, dễ hiểu, từ đó tạo đà, tạo sự hứng thú để bước vào những kiến thức khó hơn. Trong khi đó, chuyên gia tâm lý Vũ Thiện Toàn lại khuyên người học không nên quá lạm dụng các thiết bị công nghệ, cần có thái độ nghiêm túc trong quá trình học online. Bởi quá nhiều thiết bị có thể gây phân tán tư tưởng, khiến việc học kém hiệu quả.

G ri xung đt chn ngành ngh vi ph huynh

Không chỉ quan tâm đến các ngành nghề, trong các buổi tư vấn trực tuyến, vướng mắc được học sinh ở nhiều trường gửi đến chuyên gia đó là sự xung đột với ba mẹ khi lựa chọn ngành nghề. Cụ thể, em Bảo Khôi (học sinh lớp 12 Trường THPT Bình Khánh, huyện Cần Giờ) bày tỏ, bản thân rất thích ngành y nhưng ba mẹ lại muốn em theo học ngành kinh tế vì gia đình có công ty riêng. Một học sinh khác nêu câu hỏi về việc bản thân thích một ngành nhưng không nhận được sự ủng hộ của ba mẹ vì cho rằng hướng đi đó quá bấp bênh, ra trường không có cơ hội việc làm… Với những xung đột trên, chuyên gia tâm lý Tô Nhi A nhấn mạnh, đây là những băn khoăn “muôn năm cũ” trong câu chuyện chọn ngành nghề của học sinh. Ở môi trường học trực tuyến, học tập tại nhà với không gian bó hẹp, có thể những xung đột giữa học sinh với phụ huynh trong gia đình gia tăng, nhất là câu chuyện chọn ngành nghề và việc học hành. “Trước mọi xung đột, các em cần bình tĩnh nhận diện vấn đề một cách cụ thể, hãy tìm lý do trong các xung đột để có hướng giải quyết. Khi các em nói rằng đang gặp áp lực từ gia đình thì chính các em phải hiểu rằng, áp lực đó ở vấn đề nào. Hãy thẳng thắn trao đổi với ba mẹ”, bà Nhi A phân tích.


ThS. Phm Doãn Nguyên (Giám đc Trung tâm Tư vn tuyn sinh, UEF) tư vn trong chương trình hưng nghip trc tuyến

Bà Nhi A khẳng định, để có thể thuyết phục được ba mẹ về ngành nghề mình chọn, các em cần nắm chắc thông tin về ngành nghề đó, thể hiện sự hiểu biết của bản thân về ngành nghề ấy để ba mẹ thấy rằng mình đang thực sự nghiêm túc. Những mâu thuẫn phát sinh giữa người học và phụ huynh khi chọn lựa ngành nghề thường bắt đầu ở việc học sinh nói câu chuyện nghề nghiệp một cách trừu tượng đến mức người nghe không thể nhận diện được ngành nghề ấy và con đường đi. Ngược lại, lại có nhiều em “cụ thể hóa” quá về ngành nghề muốn học đến mức bế tắc. “Các em hãy đi vào những câu chuyện cụ thể. Vấn đề quan trọng là các em phải hiểu bản thân, lắng nghe những người xung quanh mình từ thầy cô, bạn bè, ba mẹ. Thông tin từ các buổi tư vấn như thế này cũng là kênh giúp các em nhận diện, định vị được bản thân”, bà Nhi A nói.

Trước những chia sẻ của các chuyên gia, em Nguyễn Thu Huệ (học sinh Trường THPT Nguyễn Văn Tăng, TP.Thủ Đức) hào hứng gửi tin nhắn vào khung chat: “Em cảm ơn các thầy cô tư vấn. Chương trình thực sự rất hữu ích, không chỉ cung cấp thêm cho chúng em những hiểu biết, góc nhìn để lựa chọn đúng ngành nghề mà còn tạo môi trường để chúng em có cơ hội được bày tỏ thắc mắc của mình đến với các chuyên gia tư vấn, đặc biệt khi học trực tuyến”.

Hài lòng trước câu trả lời của các chuyên gia, em Nguyễn Thu Hạnh (học sinh Trường THPT Marie Curie, Q.3) chia sẻ, em đã có thể dung hòa giữa nguyện vọng của bản thân và mong muốn của ba mẹ. “Để thuyết phục được ba mẹ đồng ý với ngành nghề  mà mình lựa chọn, trước hết em phải am hiểu thật rõ về ngành nghề đó, từ đó mới có thể nói chuyện với ba mẹ. Đặc biệt, em phải chứng tỏ được với ba mẹ rằng mình thực sự đam mê lĩnh vực đó”, Hạnh nhắn và gửi kèm hình mặt cười vui vẻ trong khung tin nhắn.

Bài, ảnh: Yến Khương

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)