Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Còn cán bộ nhũng nhiễu người dân

Tạp Chí Giáo Dục

Quá trình trin khai chương trình tng th ci cách (CC) hành chính (HC) Nhà nưc (NN) giai đon 2011-2020 đã đt đưc kết qu tích cc. Nn HC đã có chuyn biến tích cc trong các hot đng nhưng tc đ CC còn chm, chưa đáp ng yêu cu thc tin và mc tiêu đ ra.


Các đi biu tho lun ti hi tho. Ảnh: N.Tr

Vấn đề này được nhiều đại biểu nêu ra tại Hội thảo khoa học “CCHC NN giai đoạn 2011-2020 và định hướng giai đoạn 2021-2030”. Hội thảo do Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ tổ chức ngày 30-11 tại TP.HCM.

Nhiều đại biểu nhìn nhận, chương trình tổng thể CCHC NN hiện nay nổi bật hơn so với giai đoạn trước. Tuy nhiên CC thể chế còn hạn chế, bất cập. CC thủ tục HC vẫn chưa thực sự là động lực mạnh mẽ cho cải thiện môi trường kinh doanh. Việc tổ chức bộ máy HC NN chưa gắn kết với rà soát, bổ sung hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ nên hiệu lực, hiệu quả chưa cao. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức có nơi chưa đồng đều, thậm chí còn yếu; có lúc, có nơi còn hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực…

Tham gia góp ý, bà Đỗ Thanh Huyền – đại diện chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) – cho biết, vẫn còn tình trạng cán bộ nhũng nhiễu, vòi vĩnh, không giải quyết, gây phiền hà cho dân. Trong mùa dịch Covid-19, cán bộ một số nơi vô cảm khi phục vụ nhân dân. Về thực hiện các dịch vụ HC công mức độ 3 mới chỉ dừng lại cấp tỉnh; cấp phường, xã, thị trấn thì lác đác. Hệ thống tiếp cận và trả lời kiến nghị người dân, doanh nghiệp của hệ thống cổng dịch vụ công trực tuyến quốc gia đang bị bỏ lửng ở tính tương tác. Ngay trong báo cáo, chưa phân tách có bao nhiêu dịch vụ HC công đang thực hiện mức độ 3, mức độ 4. Trong khi đó, đây là nền tảng để làm chính quyền điện tử, chuyển đổi số. Nếu cứ làm như thế này thì tính khả thi đề án chuyển đổi số sẽ thất bại. Hiện nay các tỉnh, thành phố đang theo dõi “chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh” và chỉ số “hiệu quả HC công” nhưng lại bỏ qua dữ liệu xem người dân, doanh nghiệp đánh giá như thế nào. Mặt khác, đầu vào thông tin chưa thực sự công khai minh bạch, trách nhiệm giải trình đều đạt ở mức trung bình, trung bình yếu, trong khi mong đợi của Chính phủ là có một hệ thống HC công khai minh bạch, vững mạnh, không tham nhũng.

Ông Tạ Quang Trường – Phó Giám đốc Sở Nội vụ Đồng Nai – cũng góp ý, sắp tới nên đánh giá lại thực trạng về CC thủ tục HC. Đánh giá lại câu chuyện dịch vụ công mức độ 3, 4 có bao nhiêu thủ tục và thực tế có làm được không. “Chúng ta cứ quảng cáo tất cả có trên cổng dịch vụ công quốc gia nhưng thực tế là người dân không làm được vì quá khó. Tôi là người làm trong ngành khá lâu nhưng khi đi làm thử thủ tục HC thì gặp không ít khó khăn, thử hỏi làm sao người dân làm được”, ông Trường nói.

Về chuyển đổi số, ông Trường cho biết, hầu như cán bộ công chức không có được tư duy về khái niệm này. Do đó, trước khi thực hiện chiến lược chuyển đổi số quốc gia nên có hệ thống “kiểm tra” các nhu cầu, tâm tư nguyện vọng, mức độ nhận thức của người dân, cán bộ. Mặt khác, chúng ta đang thực hiện ký số, giải quyết thủ tục HC trên môi trường mạng nhưng nhiều địa phương chưa làm thể chế pháp lý cho lưu trữ số. Câu hỏi đặt ra là vài năm nữa cần bộ hồ sơ đó thì lấy ở đâu? Lưu trữ như thế nào?

Theo ban tổ chức, hội thảo lần này là diễn đàn trao đổi, thảo luận giữa các nhà khoa học, chuyên gia, cán bộ quản lý, các bộ ngành và địa phương về CCHC nhằm bổ sung luận cứ khoa học, thực tiễn để hoàn thiện báo cáo tổng kết Chương trình tổng thể CCHC NN giai đoạn 2011-2020 và định hướng giai đoạn 2021-2030, từ đó trình Chính phủ xem xét, quyết định.

Bài, ảnh: Nguyn Trinh

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)