Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Trẻ khiếm thị trải nghiệm cuộc sống qua… xúc giác

Tạp Chí Giáo Dục

Nhn thy môi trưng hc tp ca tr khiếm th hin nay chưa phù hp, không có tri nghim thc tế làm mt cơ hi hc tp và hiu biết thế gii xung quanh, mt nhóm bn tr ti TP.HCM đã thành lp d án Proud of Life vi mong mun bù đp mt mát mà các em gánh chu.

Các thành viên đang thuyết trình và phn bin v d án Proud of Life

T s thu cm…

Dự án Proud of Life là sáng kiến của nhóm học sinh, sinh viên vừa khiếm thị vừa sáng mắt nhằm đem lại cho trẻ khiếm thị lứa tuổi tiểu học có những trải nghiệm thực tế. Đây là một dự án cộng đồng nhận được sự hỗ trợ từ chương trình Thế giới không giới hạn – GenU, UNICEF và SaiGon Innovation Hub – SIHUB. Theo đó, Proud of Life có 4 thành viên, gồm Bùi Thị Hậu, Lê Thị Thùy Vân (học sinh khiếm thị ở mái ấm Thiên Ân), Nguyễn Khắc Huỳnh (sinh viên năm 4 Trường ĐH Bách khoa TP.HCM) và Phan Nguyễn Trúc Anh (sinh viên năm 3 Trường ĐH Ngoại ngữ Tin học TP.HCM). Bùi Thị Hậu chia sẻ: “Do bản thân bị khiếm thị bẩm sinh nên em thấu cảm nỗi khó khăn, vất vả của các em cùng cảnh ngộ. Hiện nay, cuộc sống của trẻ khiếm thị chỉ có 2 môi trường là nhà và trường, chính những trở ngại về thị lực cũng như môi trường sống đã làm giảm đi sự hiểu biết về thế giới sinh vật xung quanh, đặc biệt là lứa tuổi tiểu học. Đây là độ tuổi mà các em cần được trang bị kiến thức nền tảng về môi trường xung quanh mình như cây cối, con vật…, qua đó giúp các em tăng trí tưởng tượng và ước lượng”.

Chính những trăn trở đó cộng với sự đồng cảm, yêu thương, mong muốn các em có cuộc sống tốt đẹp nhất để bù đắp khiếm khuyết, dự án khởi động từ tháng 1-2019 đến nay. Mục đích của dự án là giúp trẻ cảm nhận thế giới xung quanh qua xúc giác. Hậu cho biết thêm, ở trường đa phần trẻ khiếm thị tiếp nhận kiến thức từ giáo viên một cách thụ động qua lý thuyết mà không thể nhìn thấy hình ảnh hay trực tiếp được chạm vào sự vật. Điều này khiến các em khó có thể mường tượng ra được hình dáng, chất liệu hay đặc điểm cụ thể của vật cũng như gặp không ít trở ngại trong việc tiếp thu kiến thức và nâng cao năng lực cá nhân. Phương pháp học qua xúc giác là một cách giúp các em tự tìm hiểu về thiên nhiên và hiểu biết về mọi cấu trúc thực tế của cây cối, động vật và sự vật trong cuộc sống. “Làm sao để các em có cơ hội học tập, cùng với đó là sự kết nối, đồng cảm giữa người sáng mắt và trẻ khiếm thị; làm thế nào để cuộc sống các em có thêm màu sắc mới, môi trường mới đa dạng và phong phú hơn. Đó là những gì mà Proud of Life đang nỗ lực hướng đến”, Hậu chia sẻ.

Đến nâng đ và đng hành

Với phương pháp học qua xúc giác, trẻ khiếm thị được sờ trực tiếp vào cấu trúc của thực vật, động vật hay đồ dùng thiết bị. Lúc đó, các em sẽ hiểu và cảm nhận chính xác cấu tạo của sự vật xung quanh để có thể dễ dàng tiếp thu kiến thức phức tạp hơn. Thông qua các buổi trải nghiệm thực tế ở Nông trại Ong Vàng (Q.Bình Thạnh), dự án mong muốn giúp trẻ khiếm thị có cơ hội được gần gũi và cảm nhận thiên nhiên bằng chính xúc giác. Bên cạnh đó, cộng đồng có thể thấu hiểu được những khó khăn trong học tập mà các em đang gặp phải để cộng tác với dự án nhằm đem lại thật nhiều cơ hội trải nghiệm cho trẻ khiếm thị.

Tr khiếm th tri nghim thế gii xung quanh qua xúc giác

“Vi nhng bưc đi đu tiên ca d án cùng vi s đng hành ca các t chc, nhóm s tiếp tc thc hin s mnh giúp cho tr khiếm th ti TP.HCM nói riêng và c nưc nói chung hiu rng cuc sng không ch có màu đen. Hơn thế na, khiếm th ch là bt tin, không phi bt hnh vì chung quanh các em luôn có các cánh tay nâng đ và đng hành”, đi din nhóm k vng.

Tham gia học tập và trải nghiệm cùng dự án, Nguyễn Thị Phương Anh (trẻ khiếm thị ở mái ấm Nhật Hồng, TP.HCM) nhìn nhận: “Do khả năng nhìn bị hạn chế nên em gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp thu hình ảnh, màu sắc và các sự vật xung quanh. Được tiếp xúc với thế giới tự nhiên thông qua phương pháp học bằng xúc giác thực sự cần thiết và quan trọng với em”. Trong khi đó, Bùi Thị Hậu đánh giá: Được trải nghiệm thực tế, trẻ khiếm thị dần hình thành các giá trị và kỹ năng sống thông qua hoạt động học tập, giao lưu, vui chơi và lao động. Các em luôn thích thú được tìm tòi, học hỏi và khám phá thế giới xung quanh bằng chính những giác quan của mình. Điều này không những giúp các em hình thành và phát triển tốt những kỹ năng sống, kích thích sự sáng tạo hay trí tưởng tượng phong phú mà còn giúp các em có cơ hội được trải nghiệm cũng như nhận thức một cách rõ nét và trực tiếp hơn về các sự vật, hiện tượng trong môi trường thiên nhiên.

Nguyễn Khắc Huỳnh cho biết thêm: “Dự án nhận được phản hồi tích cực từ trẻ khiếm thị. Nhìn những gương mặt rạng ngời, thích thú trải nghiệm của các em, những người làm dự án hiểu thêm giá trị mà dự án mang lại”.

T.Anh

Bình luận (0)