Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Tìm việc trong thị trường lao động mở

Tạp Chí Giáo Dục

Theo các chuyên gia tuyn dng nhân s, ng viên có trình đ chuyên môn cao nhưng thiếu k năng đng nghĩa vi vic t loi mình khi th trưng lao đng ngày càng đòi hi kht khe như hin nay.

ng viên trao đi vi nhà tuyn dng ti mt ngày hi vic làm

To điu kin cho ngưi yếu thế

Là đơn vị nhiều năm tham gia tuyển dụng nhân sự, bà Laurence Burlaud (Tổng Giám đốc Công ty Công nghệ Pháp Capgenmini tại Việt Nam) cho biết: Mỗi năm công ty có nhiều đợt tuyển dụng lao động. Ở tất cả các vị trí, lãnh đạo công ty không chỉ chú trọng đến chuyên môn mà còn cần ứng viên có kỹ năng mềm như giao tiếp, xử lý tình huống…, đặc biệt là ngoại ngữ và tin học. Công ty Capgenmini của Pháp nhưng ứng viên chỉ cần biết tiếng Anh. Tùy vào vị trí, sau khi tuyển dụng, lãnh đạo công ty sẽ có chương trình đào tạo tiếng Pháp 3 giờ/tuần để nhân viên hoàn thành tốt hơn công việc của mình.

Trong khi đó, ông Thibault Giroux (Chủ tịch Phòng Thương mại Pháp) chia sẻ, một trong những nơi để sinh viên tìm hiểu doanh nghiệp cần và muốn gì ở nhân viên của mình đó chính là các sàn giao dịch việc làm, ngày hội việc làm… Tương tự, ông Trần Thanh Hải (Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.HCM) cũng khuyên sinh viên nên đến các ngày hội việc làm trong và ngoài nước để lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp. “Ở nhà trường dù có đào tạo tốt đến đâu, ý thức tự giác học tập của sinh viên như thế nào là một chuyện, nhưng khi được trực tiếp trao đổi, giải đáp thắc mắc từ nhà tuyển dụng chính là kinh nghiệm, kỹ năng để hiểu thêm về văn hóa doanh nghiệp. Những yếu tố trên là lợi thế của ứng viên khi tham gia ứng tuyển”, ông Hải cho biết.

Ở góc độ nhà trường, bà Phan Thị Lệ Thu (Trường CĐ Viễn Đông) cho rằng có bằng cấp, chuyên môn cao nhưng thiếu kỹ năng mềm cũng là bất lợi cho người tìm việc. Đặc biệt, bà Thu quan tâm đến việc đào tạo kỹ năng cho người yếu thế (người khuyết tật thể trạng). Theo bà, ngôn ngữ không đồng nhất, sức khỏe kém là một hạn chế dẫn đến doanh nghiệp ngại tuyển dụng người yếu thế, nhưng ngược lại, ở họ có ưu điểm mà doanh nghiệp không chú ý đó là ít nhảy việc, làm việc có trách nhiệm, cầu tiến, trung thực… “Nếu là lãnh đạo doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự, tôi sẽ tuyển dụng và phân loại người yếu thế ở dạng nào để bố trí công việc phù hợp như nhân viên IT, hành chính, thu ngân… Tôi tin họ làm được. Các tổ chức đoàn thể cần có nhiều sàn giao dịch việc làm cho người yếu thế, ở đó có những phòng mô phỏng để họ thỏa thích thể hiện mình, đó chính là cơ sở để doanh nghiệp đánh giá năng lực và có cơ chế tuyển dụng”, bà Thu đề xuất.

Thiếu k năng s t loi bn thân

Ông Đỗ Hữu Anh (Trưởng ban Đào tạo của FedEx Agency) nhìn nhận tình trạng lao động trẻ nhảy việc khiến doanh nghiệp phải “đau đầu” tìm nhân sự thay thế. Nguyên nhân là do người trẻ có tâm lý “đứng núi này trông núi nọ”, hay đòi hỏi ở người sử dụng lao động quá nhiều. Từ thực tế đó, ông Anh đưa ra giải pháp giữ chân nhân viên bằng cách “chọn chăm sóc nhân viên trước, sau đó nhân viên sẽ chăm sóc khách hàng tốt hơn, tạo chất lượng dịch vụ cho công ty”. Giải pháp nữa là tăng lương tối thiểu bên cạnh phúc lợi, xét tăng lương hàng năm, tạo môi trường làm việc an toàn. Trong thời gian làm việc, nhân viên được thường xuyên tham gia các khóa học phát triển kỹ năng và nâng cao nghiệp vụ. “Chúng tôi không xem đó là đào tạo lại mà là đào tạo bổ sung”, ông Anh nói.

Gn 30% vic làm có nguy cơ b thay thế t tác đng ca công ngh

Hôm nay (22-5), tại Saigon Innovation Hub (SIHUB) diễn ra buổi báo cáo “Tương lai nền kinh tế số của Việt Nam hướng tới năm 2030, 2045” của TS. Lucy Cameron (chuyên gia tư vấn cao cấp thuộc Nhóm tư vấn chiến lược Data 61|CSIRO Úc). Theo báo cáo, gần 30% việc làm có nguy cơ bị thay thế từ sự tác động của công nghệ số, trong đó nhóm ngành có nguy cơ cao là nông nghiệp, sản xuất chế tạo, vận tải… Theo đó, Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh và là một trong những quốc gia năng động nhất khu vực Đông Nam Á. Đây là cơ hội nhưng cũng là thách thức lớn trước nền tảng công nghệ số của Việt Nam hiện nay.

Báo cáo này đóng vai trò như một công cụ hoạch định chiến lược cho các nhà lãnh đạo trong Chính phủ và tại các doanh nghiệp để bắt kịp với làn sóng đổi mới sáng tạo số trong giai đoạn phát triển kinh tế mới. Đây là kết quả hợp tác của Data61|CSIRO, cơ quan chuyên về số liệu và kỹ thuật số thuộc tổ chức khoa học quốc gia Úc và Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Đặc biệt, báo cáo cũng đưa ra các xu thế chủ đạo ảnh hưởng đến sự phát triển nền kinh tế số của Việt Nam đến năm 2025, đồng thời thực hiện mô hình ước lượng các viễn cảnh về kinh tế tới năm 2030 và 2045 với bốn kịch bản dự báo về tăng trưởng của nền kinh tế số Việt Nam. Dự án “Tương lai nền kinh tế số của Việt Nam” là một hợp phần trong chương trình Aus4Innovation trị giá 10 triệu đô la Úc, tập trung vào các lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, được tài trợ bởi Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT).

T.Tri

Ông Huỳnh Kim Tước (CEO Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, Sở Khoa học – Công nghệ TP.HCM) đánh giá kỹ năng của lao động trẻ hiện nay cải thiện đáng kể, đặc biệt là ngoại ngữ và tin học. Tuy nhiên, để tham gia vào thị trường lao động mở đòi hỏi phải có nhiều kỹ năng mà bản thân sinh viên phải chủ động trang bị cho mình, để có khả năng giải quyết những tình huống cụ thể gặp phải trong quá trình làm việc. “Kỹ năng mềm tốt kết hợp với chuyên môn, am hiểu thị trường, đầu óc nhạy bén… là lợi thế để khởi nghiệp. Thực tế có đến 90% strarup làn nhàn, chỉ có 10% tinh hoa, nguyên nhân là do thiếu kỹ năng”, ông Tước khẳng định.

Cùng quan điểm, ông Phí Anh Tuấn (Phó Chủ tịch Hội Tin học TP.HCM) đánh giá chất lượng đào tạo trình độ ĐH-CĐ và TC có nhiều cải thiện nhưng chưa được doanh nghiệp đón nhận một phần do ý thức học tập của học sinh, sinh viên chưa tốt. “Công nghệ ngày càng phát triển nhanh ở cả doanh nghiệp vừa và nhỏ, nếu không hội đủ kỹ năng mềm xem như tự loại mình khỏi thị trường lao động đang đòi hỏi nhiều điều kiện tương thích như hiện nay”, ông Tuấn nhìn nhận.

T.Anh

Bình luận (0)