Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Nhầm nghề, nhầm trường, nhầm chỗ…

Tạp Chí Giáo Dục

các lp báo chí mà tôi đi dy, tôi thưng đt câu hi vi sinh viên: Vì sao em chn ngành này? Câu tr li khá đa dng: đây là mt ngành “hot”; mun theo ngh báo đ đưc đi đó đi đây, có thu nhp cao, d ni tiếng…; các bn r rê; đăng ký đi… Vi nhng câu hi tương t cho nhng ngành hc khác hn s có nhng câu tr li như vy.

Tân sinh viên mt trưng ĐH ti TP.HCM làm h sơ nhp hc. Ảnh: M.Tâm

1. Với những sinh viên đã ra trường, có dịp hỏi thăm, tôi được biết có nhiều em không theo nghề báo hoặc liên quan đến truyền thông. Hỏi lý do, các em ấy bảo: học một thời gian em phát hiện mình không có năng khiếu, không phù hợp; nghề báo không “hồng” như em tưởng; em theo không nổi vì quá vất vả; không có người giúp đỡ, em không trụ nổi… Rồi có em đi làm sale cho các công ty bất động sản, đi bán hàng online, làm nhân viên phụ trách nhân sự của doanh nghiệp… Cũng có một số em ráng gắn công việc với nghề được đào tạo, nhưng cách làm việc thì không thực sự phù hợp, không thể phát triển sự nghiệp hay nghề nghiệp được. Có em “theo chân” các anh chị “làm các việc lặt vặt” như chụp giùm cái ảnh, đi lấy tư liệu, kể cả làm… tài xế; cũng có em giữ một chân tập sự ở cơ quan báo chí mà không biết bao giờ có cơ hội làm việc chính thức… Hẳn với một số ngành nghề khác cũng có những trường hợp tương tự.

2. Đó là hiện tượng một số thanh niên chọn nhầm nghề, học nhầm trường, làm nhầm chỗ. Việc chọn nhầm nghề thực ra không cá biệt, bởi do thiếu thông tin, do không được định hướng đầy đủ, do không xác định được sở thích, năng lực thực sự của mình, một số em đã chọn nghề một cách cầu may hoặc theo phong trào, theo bạn bè, theo sự gợi ý của ai đó (nhất là của gia đình). Có một dạo, ngành tài chính rất “hot”, nhiều học sinh “cứng” khối A một chút là nhảy vào ngành này, dù có thể học những ngành khác cùng khối. Nhưng không phải ai cũng thực sự có năng lực với các dự báo tài chính, với việc thẩm định dự án, với biến động của thị trường chứng khoán…, nhất là khi ngành ngân hàng đột ngột hạ nhiệt sau khủng hoảng tài chính, nên ngay khi còn học thì một số người đã thấy mình chọn nhầm. Hay một số em chọn ngành kiến trúc, mỹ thuật nhưng thực ra chỉ ổn ở đoạn thi đầu vào, còn quá trình học và hình thành nghề nghiệp thì quá khó khăn, bởi khả năng sáng tạo hạn chế, nên có người rốt cuộc chỉ làm thợ vẽ…

Vì đã chọn nhầm nghề nên việc chọn nhầm trường cũng dễ xảy ra. Thay vì chọn học trường nghề để rèn giũa kỹ năng làm việc hơn là học lý thuyết khi khả năng vận dụng lý thuyết hạn chế thì có người lại chọn học ĐH. Lấy tấm bằng cử nhân, theo chương trình thì được học nhiều, cái gì cũng biết một chút, nhưng khi làm việc thì không xong. Tình trạng đó trở nên dở khóc dở cười, thầy không ra thầy, thợ không ra thợ, rất khó tìm được việc làm, hoặc có tìm được việc thì cũng dễ bị mất việc.

Và vì thấy công việc không ổn định nên có tâm lý làm việc không tốt, không gắn bó, không tận tâm, không đào sâu để phát triển chuyên môn, dễ dẫn đến “đứng nhầm chỗ”. Thay vì chú tâm làm một thợ đứng máy để dần phát triển tay nghề, có người “không cam tâm” chỉ muốn là tổ trưởng, kíp trưởng hoặc mang tâm lý “là kỹ sư thì phải làm thầy chứ không thể làm thợ” nhưng tay nghề không cao, không có khả năng thuyết phục được thợ… Điều đó dẫn đến nghề nghiệp khó phát triển, thu nhập khó cao, công việc khó ổn định, làm việc khó tạo ra sự hứng thú, đam mê…

3. Các sự “nhầm” đó có lỗi từ nhiều phía. Trước hết là bản thân người học. Hơn ai hết, mỗi người nên biết được năng lực, sở thích và điều kiện cụ thể của mình để chọn một ngành nghề, một trường học, một công việc phù hợp. Trên thực tế, có một số người thiếu trách nhiệm với bản thân nên không có ý thức định hướng tương lai của mình như thế nào, chờ “nước đến chân mới nhảy” thay vì chuẩn bị trước cho cuộc đời mình. Ngay trong việc học cũng chỉ làng nhàng, học cho qua, không chú tâm và không xác định rõ học là để lấy kiến thức.

Sự “vô tâm” đó cũng có phần trách nhiệm của gia đình. Có khi cha mẹ quá nuông chiều hoặc bỏ bê nên không biết con mình thực ra học hành, sinh hoạt thế nào, có năng lực và sở thích ra sao để định hướng nghề nghiệp cho con. Cũng có người quá ảo tưởng vào năng lực của con, tưởng con mình giỏi giang nên hướng đến những ngành, những trường thuộc hàng “top”, dẫn đến con mình không theo nổi hoặc theo nhưng không yêu thích, dẫn đến những cái “nhầm” khác.

Bên cạnh đó, chính chương trình giáo dục ở bậc THPT cũng không định hướng và phân hóa rõ về mặt năng lực và nghề nghiệp cho học sinh. Sự phân ban khi có khi không và rất nửa vời, nên những học sinh thích làm nghề xây dựng vẫn phải học môn văn một cách vất vả như học sinh muốn đi làm phóng viên mà phải học môn toán. Lẽ ra, ở bậc THPT nên bước đầu định hướng nghề nghiệp bằng các ban khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, kỹ thuật… Dù rằng học sinh lớp 9 vẫn còn chưa có ý thức nghề nghiệp rõ ràng nhưng ít ra cũng có những gợi mở và 3 năm THPT có thể cho các em cơ hội trải nghiệm để từng bước xác định nghề nghiệp, nếu có sự chọn sai thì sau bậc phổ thông các em có thể sửa, còn hơn để sau phổ thông mới bắt đầu chọn thì cơ hội sửa sai sẽ càng khó.

Ngoài ra, các trường ĐH cũng góp phần không nhỏ trong việc gây ra các nhầm lẫn đó. Đã có lúc, có trường đào tạo theo thị hiếu chứ không theo nhu cầu xã hội và không theo năng lực của mình, nên có những trào lưu ảo, những ngành “hot ảo”; sau khi qua cơn “hot” đó thì hậu quả mặc cho ai gánh, nhà trường như vô can!

Do đó, để tránh tình trạng “nhầm”, cần có sự phối hợp của gia đình, nhà trường, xã hội và cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục. Cần chăm chút cho mỗi học sinh để các em có thể phát triển thành một nhân tố tích cực trong lực lượng lao động, trong nguồn nhân lực, chứ đừng để các em tự thân vận động. Xét cho cùng, có đặt đúng chỗ cho từng người thì mới phát huy được năng lực của người đó một cách cao nhất!

ThS. Nguyn Minh Hi

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)