Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Độc đáo tiết học Thư viện – Tin học

Tạp Chí Giáo Dục

Không dng lý thuyết khô khan, gi tin hc ca lp 12A6 Trưng THPT Phú Nhun (TP.HCM) din ra vô cùng sôi ni và khác l trong thư vin ca trưng. Bài hc “Qun lý cơ s d liu” đã bưc ra ngoài trang sách, đi cùng hc sinh vào thc tế, tìm hiu và gii quyết bài toán qun lý sách trong thư vin nhà trưng.

Mt thành viên ca lp 12A6 phát biu ý kiến trong tiết hc Thư vin – Tin hc

Bên cạnh đưa kiến thức vào thực tiễn, tiết học Thư viện – Tin học còn giúp “kéo” học sinh đến gần với thư viện, tạo hứng thú cho các em đọc sách. Từ tiết học này, cô Nguyễn Thị Ngọc Nhi (giáo viên tin học của trường) còn có tham vọng khuyến khích học sinh viết phần mềm quản lý sách trong thư viện nhà trường, hướng tới thư viện điện tử thông minh.

Hc tin… thit gn!

Tiết học bắt đầu, cô Ngọc Nhi chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có nhiệm vụ tìm hiểu về các hoạt động của thư viện: nội quy thư viện, thẻ thư viện, phiếu mượn trả sách, sổ quản lý sách; quy trình mượn trả sách; quy trình quản lý sách và người đọc; đối tượng tác giả và phiếu mượn trả sách. Đan xen mỗi phần trình bày là những câu hỏi tương tác giữa các nhóm.

Theo cô Ngọc Nhi, khi học về hệ cơ sở dữ liệu thì không thể chỉ dùng lý thuyết suông mà phải có ví dụ minh họa thực tế. Lựa chọn thư viện sẽ giúp học sinh dễ dàng trong quá trình tìm hiểu bài học. Và quan trọng là để các em nhận thức được rằng, tin học rất là gần, không phải là điều gì đó cao siêu, xa vời.

Với nhiệm vụ tìm hiểu về đối tượng tác giả và phiếu mượn trả sách, Việt Anh (thành viên lớp 12A6) cho hay bản thân hoàn toàn bất ngờ trong việc mượn trả sách cũng như sự vất vả mà cô thủ thư đang phải “gánh gồng”. “Trước giờ em luôn nghĩ hoạt động thư viện chỉ đơn thuần là mượn và trả. Nhưng khi tìm hiểu mới thấy không đơn thuần như thế. Những kiến thức đó không hề có trong sách vở mà mình chỉ hiểu khi được trải nghiệm. Thông qua đó, kiến thức của bài học cũng dễ hiểu hơn, không cứng nhắc. Đơn giản là muốn xây dựng được hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu, trước tiên phải nhận diện được đối tượng quản lý”, Việt Anh nói.

Bằng quá trình tìm hiểu hoạt động mượn trả sách của thư viện trường, Hà Linh và Diễm Quỳnh (thành viên trong lớp) cho biết hiện tại quy trình mượn trả sách trong thư viện trường dù không rườm rà nhưng cũng chưa thật sự tinh gọn. Cô thủ thư vẫn phải quản lý rất nhiều chu trình bằng tay. “Chúng em chưa khi nào nghĩ rằng tin học lại có thể kết hợp với thư viện được. Nhưng khi kết hợp rồi, thấy kiến thức môn học gắn liền hoàn toàn với thực tế, bổ túc và hỗ trợ cho thực tế”, Hà Linh cho biết.

Tiết học khép lại với một clip khá ấn tượng về thư viện trường. Lưu Hoàng Anh (một thành viên khác) chia sẻ, mất hơn nửa tháng miệt mài ở thư viện, em cùng bạn bè mới có thể hoàn chỉnh được clip. Nguồn sách trong thư viện trường khá phong phú nhưng hoạt động quản lý sách vẫn còn khá thô sơ, mặc dù đã có sử dụng máy tính. Và vai trò của môn học, theo em nghĩ chính là đưa cái thô sơ trở nên hiện đại, giúp hoạt động mượn trả sách được dễ dàng hơn.

Gii quyết bài toán qun lý sách trong thư vin

Đây chính là tham vọng của cô Ngọc Nhi khi kết hợp tiết học Thư viện – Tin học. Cô cho biết những kiến thức tin học trong khả năng của học sinh hoàn toàn có thể áp dụng ngay trong trường học. Điều nữa, thực tế dù đầu sách trong thư viện rất phong phú nhưng học sinh biết đến thư viện lại chưa nhiều. Việc để các em tự nguyện tìm đến thư viện đọc sách lại không hẳn là điều dễ dàng. “Một công đôi ba việc. Việc kết hợp vừa giúp các em hiểu bài nhanh, lâu, đưa các em đến với thư viện để “thắp” lên tình yêu với sách. Và trên nữa là khiến các em phải đặt ra vấn đề, cùng nhau giải quyết vấn đề từ chính bài học”, cô Ngọc Nhi nói.

Ước mơ lớn nhất của cô Ngọc Nhi là “biến tất cả các máy tính vào điểm của giáo viên ở góc thư viện thành hệ thống kết nối dữ liệu quản lý sách trong thư viện do chính học sinh của mình viết nên”, để làm sao hoạt động quản lý sách của thư viện được dễ dàng, đơn giản.

Năm nay là năm đầu tiên thư viện Trường THPT Phú Nhuận đưa vào sử dụng phần mềm mượn trả sách do học sinh khối 12 năm học trước thiết kế, cô Nguyễn Quỳnh Giao (cán bộ quản lý thư viện) chia sẻ dù chỉ là phần mềm hết sức đơn giản, chỉ giải quyết được khâu mượn và trả sách, nhưng lại là sản phẩm của môn học ứng dụng vào cuộc sống. Tuy nhiên, theo cô Quỳnh Giao, để hướng tới thư viện điện tử thì còn cần học sinh cố gắng. “Hiện tại thư viện vẫn quản lý theo kiểu truyền thống, sổ sách, gây khó khăn trong việc cập nhật. Phần mềm quản lý thư viện rất mắc tiền mà đôi khi không phù hợp với thư viện trường học. Trong khi đó, với môn tin học, các em hoàn toàn có thể làm ra được”, cô Quỳnh Giao cho hay.

ng nghip ngh thư vin

Ấn tượng nhất trong tiết học có lẽ là bài hát về nghề thư viện mà chính bản thân người viết cũng không nghĩ rằng có bài hát như thế. “Không” là câu trả lời khi người viết hỏi một số học sinh lớp 12A6 rằng trước khi học tiết học Thư viện – Tin học, các em có biết đến bài hát về nghề thư viện và biết đến một nghề gọi là nghề thư viện không.

“Nghề thư viện cũng khá thú vị, được luôn đồng hành cùng tri thức. Chúng em sẽ gia nhập đội cộng tác viên quản lý thư viện, hỗ trợ cô thủ thư trong công tác mượn trả sách. Đó cũng là dịp để chúng em trải nghiệm công việc này, qua đó hiểu hơn về công việc để có quyết định lựa chọn cho tương lai”, Hà Linh và Diễm Quỳnh chia sẻ sau tiết học.

“Nhân viên thư viện cũng là một nghề, nhưng chưa được học sinh biết đến nhiều. Các tiết học gắn với thư viện sẽ đưa các em biết nhiều hơn, hiểu nhiều hơn về nghề nghiệp này. Đặc biệt đối với học sinh khối 12 đang trong quá trình định hướng nghề nghiệp”, cô Ngọc Nhi nhắn nhủ.

Yến Hoa

Bình luận (0)