Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Nhiều thuận lợi khi học nghề sau THCS

Tạp Chí Giáo Dục

Hc sinh sau THCS đi hc ngh s đưc to mi điu kin tt nht như cam kết gii thiu vic làm, min 100% hc phí, có th chn hc hoc không hc văn hóa…

Hc sinh Trưng TC ngh Nhân Đo trong gi thc hành tin hc. Ảnh: T.Tri

Hc liên thông d dàng

Ông Đặng Minh Sự (Trưởng phòng Giáo dục nghề nghiệp, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) nhận định, nhiều học sinh không trúng tuyển vào lớp 10 công lập rất muốn học nghề nhưng các em chưa có nhiều thông tin để mạnh dạn đăng ký. Cụ thể, học sinh sau THCS đi học nghề được miễn 100% học phí theo Luật Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có hiệu lực từ ngày 1-7-2015 không phải học sinh, phụ huynh nào cũng biết. Nguyên nhân chính, theo ông Sự là do công tác tuyên truyền chưa đủ mạnh, lan tỏa trong cộng đồng.

Ngoài được miễn 100% học phí, học sinh sau THCS học nghề còn có nhiều thuận lợi khác. Theo bà Phạm Quang Trang Thủy (Hiệu trưởng Trường TC nghề Kỹ thuật Công nghệ Hùng Vương), chương trình đào tạo bậc TC dành cho học sinh THCS ngắn gọn, chú trọng đào tạo kỹ năng nghề, giải quyết những vấn đề thực tế của doanh nghiệp. Với nhu cầu tuyển dụng lao động trình độ TC nghề như hiện nay, người học có thể làm việc ngay sau khi tốt nghiệp, lương khởi đầu cao và ổn định. “Với điều kiện liên thông như hiện nay đảm bảo thu hút được người học vào trường TC, ra trường có thể vừa làm vừa học liên thông lên CĐ-ĐH tùy theo năng lực”, bà Thủy nói. Trong khi đó, bà Ngô Thị Quỳnh Xuân (Hiệu trưởng Trường CĐ nghề Du lịch Sài Gòn) chia sẻ, ở một số ngành nghề đòi hỏi trình độ của người học phải tốt nghiệp THPT nhưng rất nhiều ngành chỉ cần tốt nghiệp THCS. Tuy nhiên, những năm gần đây việc tuyển sinh bậc TC nghề rất khó khăn, nguyên nhân chính vẫn do người học và phụ huynh chưa “cởi trói” tâm lý về quan niệm bằng cấp, thầy – thợ.

Ở khía cạnh khác, ông Trần Ngọc Cường (Hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ thuật Thủ Đức) cho rằng việc tìm đầu ra cho học sinh, sinh viên tại các cơ sở GDNN hiện nay phần nào tạo được uy tín đối với người học. Hầu hết các trường đều chủ động ký kết với các trung tâm giới thiệu việc làm, phối hợp tổ chức sàn giao dịch việc làm lưu động tại trường. Tương tự, ông Đặng Văn Sáng (Hiệu trưởng Trường TC Bách Khoa TP.HCM) cho biết các cơ sở GDNN cần quan tâm quan hệ với doanh nghiệp, qua đó xây dựng kênh tuyển dụng lao động để thực hiện cam kết giải quyết việc làm cho người học.

Có th hc hoc không hc văn hóa

TS. Nguyễn Phan Hòa (Hiệu trưởng Trường TC nghề Nhân Đạo) cho rằng điều kiện thuận lợi nhất của học sinh sau THCS học nghề là có thể học hoặc không học văn hóa, trừ một số ngành đòi hỏi kiến thức toán, lý để có thể tính toán, thiết kế với mục tiêu đào tạo. Hay học sinh có nhu cầu học liên thông lên bậc cao hơn mới đăng ký học văn hóa theo chương trình GDTX.

Đ cp đến điu kin hc ngh hin nay, ông Nguyn Văn Lâm (Phó Giám đc S LĐ-TB&XH TP.HCM) cho biết TP đã đu tư cho các trưng có đào to ngh trng đim quc gia, quc tế trang thiết b máy móc hin đi đáp ng đòi hi ca doanh nghip. Bên cnh đó, th c có tay ngh cao cũng trc tiếp đng lp hưng dn thc hành, xây dng chương trình phù hp nên hc sinh không khi lo lng v cht lưng đào to.

Thực tế không ít phụ huynh lo lắng cho con học nghề sẽ “hỏng” về kiến thức văn hóa bậc phổ thông. Tuy nhiên, Luật GDNN cho phép người học TC tự chọn học hoặc không học văn hóa trong thời gian học nghề. Theo bà Phạm Quang Trang Thủy, để người học có hướng phát triển nghề nghiệp trong tương lai thì cần định hướng học sinh nên đăng ký học văn hóa 4 môn (Theo thông tư hướng dẫn đào tạo văn hóa cho đối tượng THCS học TCCN của Bộ GD-ĐT). Đây là kiến thức tối thiểu để làm việc và tiếp cận với máy móc thiết bị mới tại doanh nghiệp. Đối với những học sinh có học lực khá/giỏi (căn cứ học bạ) thì hướng các em học văn hóa 7 môn (chương trình GDTX) nhằm nâng cao kiến thức phổ thông, có thể định hướng theo nghiên cứu hoặc thực hành thì cơ hội việc làm và hội nhập cao hơn.

Bà Thủy cho biết thêm, học TC yếu tố lãng phí thời gian rất thấp. Theo đó, đối với học sinh học THPT mất 3 năm, nếu học CĐ thêm 2 năm, tổng thời gian bỏ ra là 5 năm (chưa tính đến có thể bỏ học giữa chừng ở bậc THPT). Trong khi đó, học TC chỉ mất 2 năm và 1 năm liên thông lên CĐ, tổng thời gian đào tạo chỉ 3 năm. Ở đây, yếu tố rủi ro bỏ học là rất thấp và được đào tạo thiên về kỹ năng thực hành, trở thành lao động có tay nghề mà xã hội đang cần. “Các em cần xác định trước năng lực bản thân để đăng ký nguyện vọng học hay không học văn hóa song song với học nghề. Theo đuổi ước mơ nghề nghiệp thì chắc chắn sẽ thành công”, bà Thủy khuyên.

Tương tự, bà Huỳnh Thị Thu Trang (Trưởng phòng Đào tạo Trường TC Kinh tế Kỹ thuật Q.12) chia sẻ, ngoài cơ hội học tập nâng cao trình độ lên CĐ-ĐH như học sinh THPT, thuận lợi khi học TC là thời gian đào tạo ngắn, là giải pháp tốt nhất cho học sinh có điều kiện kinh tế khó khăn, mong muốn có việc làm sớm để giải quyết nhu cầu kinh tế gia đình. Đặc biệt, đi làm sớm va chạm nghề nghiệp tích lũy nhiều kinh nghiệm, cơ hội phát triển tốt hơn.

Ở góc độ doanh nghiệp, bà Lê Thị Thanh Lâm (Phó Tổng giám đốc Công ty CP Saigon Food) cũng gợi ý, học sinh không đủ điều kiện vào lớp 10 công lập (điều kiện về tài chính, học lực…) cần xác định năng khiếu và sở thích, sở trường phù hợp với nhu cầu xã hội để lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai.

T.Anh

 

Bình luận (0)