iSPACE đoạt giải thưởng trí tuệ 2008 |
Chúng ta dễ dàng nhận thấy công nghệ thông tin (CNTT) đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội tại Việt Nam.
Vai trò chính yếu của CNTT – truyền thông
Trong vòng 10 năm trở lại đây, các doanh nghiệp Việt Nam phát triển rất mạnh mẽ, nền kinh tế – xã hội được củng cố. Riêng lĩnh vực CNTT, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp cũng khẳng định: “Ngành CNTT của Việt Nam đã phát triển vượt bậc trong 5 năm qua”. Những thành quả của CNTT đóng vai trò rất to lớn trong nỗ lực phát triển xã hội một cách toàn diện. Thực tiễn phát triển của Việt Nam cũng như của CNTT trên toàn thế giới cho thấy việc ứng dụng tích cực công nghệ hiện đại vào môi trường trong nước đã đem lại nhiều lợi ích mới. Việc thụ hưởng thành quả CNTT và ứng dụng vào giáo dục, y tế cũng có nhiều tiến bộ.
Xét toàn diện, CNTT – truyền thông là công cụ rất quan trọng thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế, giúp người dân dễ dàng tiếp cận với thông tin và tri thức, doanh nghiệp giảm chi phí đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động. Do đó, phát triển ngành CNTT vững chắc chính là tiền đề cho sự phát triển lâu dài của xã hội.
Hiện nay, chúng ta có một nền tảng phát triển CNTT tốt với vai trò trong khu vực ngày càng lớn mạnh. Dựa trên cơ sở đó và theo chiến lược của Nhà nước coi khoa học – công nghệ phải đi trước một bước, tại Hội nghị triển khai công tác năm 2010 của Bộ Thông tin – Truyền thông Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo: “Đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về CNTT – truyền thông”.
Chỉ đạo được thực thi bằng đề án “Tăng tốc” với 4 trọng điểm chính: trong đó trọng tâm là phát triển nguồn nhân lực CNTT, cả về số lượng lẫn chất lượng.
Tầm quan trọng của nguồn nhân lực ngành CNTT Việt Nam
Vấn đề phát triển nguồn nhân lực CNTT đã được khẳng định là nhiệm vụ hàng đầu, số một, cần được ưu tiên nhất. Bởi lẽ muốn mạnh về CNTT, đòi hỏi phải có nguồn nhân lực dồi dào. Thiếu yếu tố này thì không thể nói đến chuyện nước mạnh. Do đó, trước hết chúng ta phải đề ra các giải pháp đột phá, nhảy vọt về phát triển con người.
Nguồn nhân lực chất lượng cao phải có các kỹ năng toàn cầu, hiểu biết quốc tế, trình độ CNTT và truyền thông tốt. Chính họ sẽ làm nên thương hiệu Việt, tạo nên sự khác biệt giữa Việt Nam và các nước khác.
Hơn ai hết, các doanh nghiệp CNTT hiểu rõ tầm quan trọng của nguồn nhân lực đối với sinh mệnh cũng như đẳng cấp thương hiệu của doanh nghiệp. Sự biến động trong nhân sự hoàn toàn không có lợi cho các doanh nghiệp vì nó kéo theo nhiều mất mát như chi phí đào tạo, bí mật công nghệ… Và đặc biệt nó làm cho ngành CNTT không thể phát triển, không tạo ra những nét son cho CNTT nước nhà.
Tình trạng thiếu nguồn nhân lực CNTT đủ trình độ đã kéo theo sự thay đổi của doanh nghiệp trong phương pháp thu hút nhân viên. Ví như việc doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào tiến trình đào tạo nguồn nhân lực hoặc hợp tác, trao học bổng tài trợ, đặt hàng nhân lực với các cơ sở giáo dục, đào tạo, tổ chức các sự kiện nhằm thu hút sự chú ý của xã hội và của lực lượng lao động… Nhiều doanh nghiệp bắt đầu chọn giải pháp thu nạp sinh viên thực tập với hy vọng, tỷ lệ trở lại công ty làm việc sau khi tốt nghiệp là 50%.
Tuy nhiên, việc thu hút nhân lực CNTT từ phía các doanh nghiệp chỉ là một phương án tạm thời, chưa giải quyết triệt để vấn đề nền tảng. Chúng ta cần phải xác định những nhiệm vụ cơ bản và cấp thiết nhất trong công tác đào tạo, xây dựng nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao đủ cung cấp cho nhu cầu của đất nước, của doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
Xây dựng đội ngũ nhân lực CNTT chất lượng cao
Được Bộ LĐ-TB&XH phê duyệt nâng cấp lên thành Trường CĐ nghề iSPACE vào tháng 10-2008 |
Muốn có nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao, công tác đào tạo người lao động phải đặt lên hàng đầu cũng như nền kinh tế tri thức phải được ưu tiên chú trọng. Để triển khai tốt đề án “Tăng tốc” của Chính phủ, ngay lúc này, công tác đào tạo cũng phải triển khai phương án khả thi nhằm cung ứng nguồn nhân lực chất lượng tốt cho nhu cầu xã hội.
Làm thế nào để đào tạo được đội ngũ nhân lực CNTT có chuyên môn, kinh nghiệm thực tế, khả năng thích ứng nhanh và kỹ năng làm việc vững vàng là câu hỏi chung đặt ra với Bộ GD-ĐT, là vấn đề quan tâm của doanh nghiệp, trường học và là niềm mong mỏi của các bạn sinh viên học CNTT.
Để làm được điều này cần sức cống hiến của người làm công tác đào tạo, cần nguồn lực để đầu tư toàn diện từ cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ, giáo trình học tập, thu hút đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp đến việc hợp tác với doanh nghiệp trong suốt quá trình đào tạo.
Trường CĐ nghề iSPACE, một trong những trường chuyên đào tạo các ngành nghề thuộc lĩnh vực CNTT và ứng dụng chuyên sâu CNTT đã đón đầu cơ hội và thách thức để đi tiên phong trong sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cung cấp cho đất nước.
Trường được khai sinh từ nguyện vọng của ban quản trị, đó là mong muốn đào tạo để cung cấp cho thị trường lực lượng lao động giỏi chuyên môn, có kinh nghiệm và đáp ứng những yêu cầu từ các đơn vị tuyển dụng, tránh tình trạng sinh viên sau khi tốt nghiệp chỉ được trang bị chuyên môn và lý thuyết suông. Nhà trường đã xây dựng hoàn thiện chương trình đào tạo với 70% thời lượng thực hành trên máy móc, tiếp xúc trực tiếp với các tình huống, các dự án mang tính thực tế cao. Cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ, nguồn tài nguyên học tập và thực hành cũng được nhà trường nâng cấp, hoàn thiện và luôn cập nhật với sự hợp tác rất lớn từ các doanh nghiệp. Nền tảng hợp tác mạnh mẽ giữa iSPACE và các đối tác chiến lược đã tạo nên một thương hiệu đào tạo uy tín, góp phần cung cấp cho xã hội đội ngũ nhân lực có đầy đủ tố chất, kinh nghiệm và kỹ năng làm việc.
Phan Ngọc
Bình luận (0)