Hội nhậpGiáo dục khắp nơi

Các trường đại học Mỹ và Anh “thống trị”

Tạp Chí Giáo Dục

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Bên trong khuôn viên Đại học HarvardCác trường đại học ở Mỹ và Anh tiếp tục thống trị trong bảng xếp hạng hàng năm những cơ sở giáo dục có chất lượng cao hàng đầu thế giới.

Trong 10 cơ sở giáo dục hàng đầu theo bảng của Times Higher Education QS, có 6 cơ sở nằm tại Mỹ và 5 cơ sở tại Anh.

Đại học Harvard nằm ở hạng nhất. Đại học Yale nằm ở hạng nhì, vẫn giữ nguyên được vị trí so với năm ngoái. Đai học Cambridge và Oxford tụt xuống vị trí thứ ba và tư, so với hồi năm ngoái cùng ở vị trí thứ hai.

Đại học Caltech, MIT, ETH ở Zurich (Đức) và Đại học Khoa học và Kỹ thuật Hong Kong đều đã cải thiện vị trí của mình trên bảng, vốn dựa trên những quan điểm về học thuật, được các ấn phẩm học thuật trích dẫn, ý kiến của các nhân viên và quan chức về trình  độ sinh viên.

Trường Hoàng gia London (Imperial College London) rớt từ thứ năm xuống thứ sáu, trong khi Đại học College London (University College London) đứng hạng chín trong top 10 hồi năm ngoái nay vươn lên hạng bảy.

Trong top 100 cơ sở giáo dục hàng đầu, có 17 của nước Anh, ít hơn 2 so với 2007, trong khi Mỹ có đến 37 trường đại học.

Biên tập viên của Times Higher Education, Ann Mroz nói: “Các đại học của Anh luôn nằm trong những cơ sở tốt nhất của thế giới và vẫn duy trì được thứ hạng cao trong bảng xếp hạng năm nay. Nhưng sự kiện Cambridge và Oxford bị tuột hạng trong top 10 và các đại học Mỹ vẫn củng cố vai trò thống trị trong số những trường tinh hoa nhất của thế giới đã đặt ra những câu hỏi chủ chốt về rót vốn vào lĩnh vực này trong tương lai. Chỉ tính riêng Đại học Harvard, vốn cung cấp cho trường này đã tương đương thu nhập tổng cộng hàng năm của tất cả các trường đại học ở Anh.” 

Ben Sowter thuộc QS nói, có một “khuynh hướng hợp lý mạnh” khi những cơ sở với căn bản kỹ thuật lên cao trong bảng xếp hạng thế giới. Ông nhận định, 13 trong top 100 là những cơ sở mạnh về kỹ thuật, và những cơ sở như vậy ghi điểm đặc biệt cao khi thăm dò các nhân viên: “Những người tính toán giỏi và có kỹ năng giải quyết vấn đề dường như được các nhân viên coi trọng”.

Những nền giáo dục đang lên

Tổng giám đốc của Tập đoàn Russell gồm những trường đại học hàng đầu ở Anh, tiến sĩ Wendy Piatt nói: Dù đã có những dè dặt về tính chính xác khi sử dụng “bảng xếp hạng liên quan đến vị trí” nhưng tập đoàn hài lòng rằng các thành viên trường đại học của mình tiếp tục có thành tích tốt so với các đối thủ cạnh tranh chính trên toàn cầu. 

Và, bà nói thêm: “Chúng tôi rất quan tâm đến khả năng giữ được mức thành công này để đối mặt với cạnh tranh gay gắt toàn cầu. Bảng xếp hạng phản ánh sức mạnh tăng trưởng của các đối thủ cạnh tranh chính với chúng tôi – nhất là các cơ sở ở Mỹ – vốn được hưởng lợi nhờ mức đầu tư cao hơn nhiều so với các đại học Anh. Cũng nhờ mức đầu tư khổng lồ vào giáo dục và khoa học cao cấp trong những năm gần đây, Trung Quốc chẳng mấy lúc sẽ vượt Anh theo nghĩa công bố những nghiên cứu, và các trường đại học của họ cũng đã leo vững chắc trên bảng xếp hạng quốc tế”.

Bộ trưởng Giáo dục cao của Anh, David Lammy nói, bảng xếp hạng là một bằng chứng nữa để khẳng định rằng hệ thống giáo dục của Anh thuộc hàng đầu thế giới. Tuy nhiên: “Chúng ta không được tự mãn. Giỏi ngày hôm nay không hề bảo đảm sẽ giỏi trong 10-15 năm tới. Có rất nhiều nước kể cả đã phát triển và đang nổi lên muốn thách thức vị trí của chúng ta và đó là điều tại sao chúng ta phải thảo luận về những thách thức cần vượt qua trong tương lai”.

Nước Anh đưa kế hoạch đến năm 2011 sẽ tăng tiền đầu tư vào giáo dục cao cấp 30%  mỗi học kỳ so với 1997, tức lên đến 11 tỷ bảng (khoảng 21 tỷ USD) mỗi năm.

Những đại học hàng đầu tăng học phí

Những đại học hàng đầu đang chuẩn bị thu thêm học phí bởi sinh viên của họ sau khi ra trường thường kiếm được nhiều tiền hơn sinh viên tốt nghiệp các trường khác – theo phân tích về lương sinh viên tốt nghiệp đại học những năm 1985, 1990, 1995 và 1999.

Phân tích phát hiện sinh viên tại một đại học hàng đầu có thể kiếm nhiều hơn các sinh viên tốt nghiệp trường khác ít nhất 6%. Còn sinh viên tại các trường nổi tiếng nhất – đều là các thành viên của Tập đoàn Russell, mà đại diện là Oxford, Cambridge và LSE – có thể thêm từ 10 đến 16% nữa.

Theo nghiên cứu, lương trung bình hàng năm của một sinh viên ra trường đại học hồi năm 1999 là 22.828 bảng. Ước tính trong khoảng thời gian 25 năm từ khi sinh viên tốt nghiệp đại học hàng đầu có thể kiếm nhiều hơn 35.207 bảng.

Báo cáo viết: “Ý nghĩa của tiền trả thêm khi theo học một đại học chất lượng cao so với một đại học trung bình là lương sinh viên ra trường trong thị trường lao động. Điều này có nghĩa cho dù cả hai sinh viên tốt nghiệp đều có bằng như nhau, cùng hậu cảnh gia đình, cùng tốt nghiệp một đề tài, họ sẽ có mức lương khác nhau chỉ do học đại học khác nhau. Điều này biểu hiện không công bằng khi họ đóng góp vào chi phí theo học đại học như nhau. Và các trường đại học khác nhau cũng sẽ trả lương khác nhau cho giảng viên, nhân viên”. 

Quang Hùng

(theo AP BBC)

Bình luận (0)