Số báo hôm nay ThS. Nguyễn Đình Nam (Trưởng khoa Công nghệ truyền thông, Kent International College) sẽ giải đáp những thông tin xoay quanh việc chọn ngành công nghệ truyền thông cũng như cơ hội việc làm của ngành này trong tương lai.
ThS. Nguyễn Đình Nam (Trưởng khoa Công nghệ truyền thông, Kent International College) |
Hiện tôi là giáo viên tin học một trường THPT tại TP.HCM. Qua các chương trình tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp, học sinh của tôi rất quan tâm đến ngành công nghệ truyền thông nhưng chưa có điều kiện tìm hiểu kỹ. Qua chuyên mục này, nhờ thầy tư vấn cụ thể về ngành học và cơ hội việc làm cho các em được rõ. (buuhuynh…@gmail.com)
– ThS. Nguyễn Đình Nam: Cám ơn câu hỏi của thầy. Bản thân tên của chuyên ngành công nghệ truyền thông đã nói lên được ý nghĩa của ngành này. Công nghệ truyền thông là việc sử dụng máy tính, thông qua các phần mềm ứng dụng để tích hợp các định dạng chữ, hình ảnh, phim âm thanh và hoạt hình với nhau thành một sản phẩm kỹ thuật số mang tính tương tác cao với người xem. Hay hiểu một cách đơn giản hơn, công nghệ truyền thông là việc ứng dụng công nghệ thông tin để sáng tạo những sản phẩm mới và thiết kế những sản phẩm mang tính tương tác, ứng dụng không chỉ riêng lĩnh vực truyền thông mà còn bao hàm cả lĩnh vực quảng cáo, giáo dục và giải trí. Chương trình học sẽ bao gồm 6 nội dung chính: Công nghệ thông tin, thiết kế đồ họa, phim ảnh, truyền thông trực tuyến, đồ án truyền thông và lập dự án truyền thông khởi nghiệp.
Thời gian gần đây, một bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp (không phân biệt lĩnh vực hoạt động) và cả người tiêu dùng đã bắt đầu quan tâm hơn đến ngoại hình của các sản phẩm nghe và nhìn. Chẳng hạn, ấn phẩm báo chí, bao bì sản phẩm, phim quảng cáo, video ca nhạc giải trí, phim hoạt hình… Ấn tượng đầu tiên trong vòng 3 giây sẽ quyết định hành vi mua hàng hay là phớt lờ của khách hàng. Đó là xu hướng phát triển tất yếu, doanh nghiệp muốn đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, đặc biệt quảng bá thương hiệu ở thị trường nước ngoài sẽ phải cần đến lực lượng nhân sự lớn và chắc tay nghề.
Ngoài ra, trào lưu giải trí bằng nội dung kỹ thuật số (xem phim online, học online…) và các ứng dụng tiện ích phục vụ cho cuộc sống, học tập rất được giới trẻ ưa chuộng. Sự tương tác của các thành viên cộng đồng mạng xã hội và chia sẻ rộng rãi nội dung mới đã đẩy nhu cầu phát triển nội dung giải trí kỹ thuật số gia tăng đột biến. Xu hướng này được dự báo sẽ còn tiếp tục phát triển lên tầm cao mới trong 5 năm tới.
Các em theo học ngành này có thể an tâm về việc làm và tự do chọn công việc phù hợp với sở trường và đúng đam mê.
Sinh viên ngành công nghệ truyền thông của Kent International College tham quan và thực hành tại phim trường “Món ngon mỗi ngày” cùng đầu bếp Diệu Thảo |
Từ nhỏ em rất thích các bộ phim hoạt hình như Avatar, Cuộc đời của Pi, Công chúa Tuyết… và tự hỏi làm cách nào để tạo ra những thước phim lôi cuốn và đẹp đến vậy. Sau này tự tìm hiểu, em biết đến một số phần mềm ứng dụng dành cho việc sản xuất phim ảnh. Em đang băn khoăn không biết nên học hẳn văn bằng về thiết kế phim hay đăng ký khóa ngắn hạn kỹ năng làm phim? Mong thầy tư vấn giúp em chương trình học phù hợp ạ. (hungcartoon….@gmail.com)
– Qua chia sẻ của em, tôi tin rằng em có đam mê thực sự đối với lĩnh vực giải trí phim ảnh. Em không nói rõ là em biết sử dụng phần mềm thiết kế nào và trình độ sử dụng ra sao nên tôi tư vấn cho em hai sự lựa chọn như thế này. Thứ nhất, nếu em sử dụng thành thạo các phần mềm xử lý ảnh thông dụng như photoshop, Illustrator… thì em có thể học chứng chỉ ngắn hạn về thiết kế phim hoạt hình Maya 3D để làm phim. Thứ hai, trường hợp em có dự định theo đuổi nghiêm túc công việc này sau khi học xong thì thầy khuyên em nên tìm hiểu chương trình dài hạn, đặc biệt là chương trình đào tạo quốc tế để cập nhật kiến thức mới nhất về các phần mềm ứng dụng và xu hướng thiết kế phim ảnh đang thịnh hành. Em có thể tham khảo về chương trình cử nhân 2 + 2 ngành công nghệ truyền thông, đây là ngành học có sự giao thoa giữa mỹ thuật, nghệ thuật và công nghệ thông tin. Ngoài học phần về thiết kế phim ảnh 3D & Maya, em còn được trang bị kiến thức về mỹ thuật ứng dụng, nhiếp ảnh, biên tập, kỹ xảo phim, marketing online, content marketing, TVC Storyboard… Đặc biệt còn có hai kỹ năng thịnh hành là Cinema 4D và lập dự án kinh doanh sẽ giúp em gia tăng lợi thế tuyển dụng và làm được nhiều vị trí công việc khác nhau trong lĩnh vực truyền thông.
Chủ đề tiếp theo sẽ là ngành quản trị nhà hàng & dịch vụ ăn uống. Các học sinh muốn tìm hiểu ngành này, có thể gửi câu hỏi qua email: dieuminhthuy@gmail.com hoặc liên hệ trực tiếp: Kent International College, 219-221 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.17, Q.Bình Thạnh, TP.HCM; (08) 7300 3969 hoặc hotline 0938 762 456; www.kent.edu.vn. |
Hiện em là học sinh lớp 12. Em có chị đang du học tại Úc nên cũng muốn sang đó học ngành công nghệ truyền thông nhưng chưa dám quyết vì học phí trọn khóa lên đến hơn 100 ngàn đô Úc. Sau khi tìm thông tin trên mạng, em biết Kent International College có chương trình cử nhân chuyển tiếp 2 + 2 tại Học viện Kent Úc. Thầy có thể nói rõ hơn về lộ trình học chương trình này không ạ? (jadele…@yahoo.com)
– Chương trình cử nhân quốc tế 2 + 2 ngành công nghệ truyền thông gồm có 2 giai đoạn: Hai năm đầu sinh viên học chương trình tổng quát tại Kent International College và chuyển tiếp sang Học viện Kent Úc học hai năm cuối chuyên ngành. Sinh viên sẽ nhận được bằng cử nhân thực hành và bằng cử nhân ĐH do chính Học viện Kent Úc cấp có giá trị quốc tế. Việc phân chia làm 2 giai đoạn này giúp các em có thời gian thay đổi thói quen học tập, rèn luyện tiếng Anh, trau dồi kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc du học hiệu quả. Đồng thời, học phí trọn gói chương trình này chưa đến 500 triệu đồng. So với học phí mà em đã tìm hiểu lên đến hàng trăm ngàn đô Úc thì đây thực sự là giải pháp tài chính hợp lý cho các trường hợp du học bị giới hạn về kinh tế.
Qua số lượng câu hỏi gửi về, tôi nhận thấy các em rất quan tâm đến cơ hội việc làm của ngành này sau tốt nghiệp. Ngoài các yếu tố khách quan, cơ hội việc làm sẽ do chính các em “mở cửa” cho tương lai của mình thông qua giá trị văn bằng, kiến thức thực tiễn, kỹ năng phù hợp với yêu cầu công việc và khả năng sử dụng tiếng Anh thành thạo. Đó cũng là những tiêu chuẩn cơ bản mà doanh nghiệp đặt ra cho ứng viên dự tuyển.
M.Ngọc (ghi)
Bình luận (0)