Hội nhậpGiáo dục khắp nơi

Châu Á – Thái bình dương: Giáo dục cao hơn nhanh chóng chuyển mình

Tạp Chí Giáo Dục

Ông Sa-nguan Sunthornwong, 88 tuổi (bên phải), nhận bằng cử nhân luật tại Đại học Mở của tỉnh Suphan Buri và trở thành sinh viên tốt nghiệp đại học lớn tuổi nhất của Thái Lan hiện nay

Đối mặt với sự phát triển chưa từng có tiền lệ, các trung tâm giáo dục cấp cao của châu Á đang tìm cách đa dạng hóa cơ hội để học hỏi, trong đó có Hội nghị tiểu vùng châu Á-Thái Bình Dương mới đây được tổ chức tại Macao, Trung Quốc nhằm chuẩn bị cho Hội nghị thế giới về giáo dục cao hơn.

Châu Á-Thái Bình Dương là vùng lớn nhất trong số các vùng của UNESCO, với hơn 3 tỉ dân, chiếm 60% dân số toàn thế giới. Sự đa dạng về địa lý, cư dân, thu nhập và văn hóa được phản ánh trong kích cỡ và loại hình của các cơ sở giáo dục cao hơn mở ra trong vùng. Tuy nhiên, đòi hỏi một nền giáo dục cao hơn đang xảy ra hầu như tại khắp mọi nơi, bất kể thu nhập hay văn hóa. Sự gia tăng ảnh hưởng trong vùng và gia tăng số lượng người từ 18 đến 23 tuổi đang thúc đẩy đòi hỏi này, ngoại trừ Úc, Hàn Quốc và Nhật Bản, do tỉ lệ sinh sản thấp tại những nước này.

Ở Trung Quốc, phát triển gần đây về số lượng ghi tên theo học giáo dục cao hơn và các cơ sở giáo dục là đặc biệt.
Tiến sĩ Libing Wang, giáo sư Đại học Triết Giang, phát biểu tại hội nghị: “Thập niên vừa qua là thập niên mở rộng giáo dục cao cấp ở Trung Quốc. Tỉ lệ ghi tên đã tăng mạnh từ 9% hồi năm 1998 lên đến 23% trong năm 2007. Tổng số người ghi tên học từ 6,23 triệu lên thành 27 triệu trong khoảng thời gian này”.
Hiện nay, có nhiều cơ sở giáo dục cao hơn ở Thái Lan, bao gồm các trường đại học, cao đẳng, cơ sở giáo dục, trường cộng đồng công lập cũng như tư thục.
Theo báo cáo của Thái Lan trình bày tại hội nghị, có 146 cơ sở giáo dục cao hơn và 19 trường cao đẳng cộng đồng nằm dưới quyền của Ủy ban Giáo dục Cao hơn.
Những cơ sở này có thể xếp hạng tùy theo tình trạng pháp lý của từng trường.
Có tất cả 78 cơ sở giáo dục cao hơn công lập, gồm 13 đại học tự trị, 15 đại học truyền thống, 40 đại học Rajabhat, 9 đại học kỹ thuật Rajamangala và một cơ sở kỹ thuật Pathumwan.
Có 19 trường cao đẳng cộng đồng và 68 cơ sở đại học cao hơn thuộc tư nhân, bao gồm 39 cơ sở đại học và 29 trường cao đẳng. Thêm vào đó là những cơ sở giáo dục cao hơn đặc thù dưới quyền của các bộ khác và không nằm trong báo cáo.
Trong năm giáo dục 2007, số sinh viên ghi tên theo học tại các cơ sở giáo dục cao hơn ở Thái Lan là 2.048.997, trong số đó 1.765.409 theo học các đại học công lập và 283.588 tại các đại học và cao đẳng tư thục.
Theo báo cáo của Thái Lan, trong năm giáo dục 2006, số sinh viên tốt nghiệp là 337.369. Trong số đó, 285.491 học tại các đại học công lập, còn 51.428 từ các đại học và cao đẳng tư thục.
Theo số liệu của Viện Thống kê Unesco, lĩnh vực giáo dục cao hơn ở Thái Lan đã không ngừng phát triển kể từ cuối những năm 1980. Tỉ lệ ghi tên chung theo học các cơ sở giáo dục cao hơn tăng từ 20% hồi năm 1985 lên 46% trong năm 2005. 
Ở Nhật Bản, bãi bỏ qui định của Chính phủ giúp các trường đại học uyển chuyển hơn nhiều khi đưa ra những dạng thức giáo dục mới. Một thí dụ được nhắc đến trong báo cáo của nước này là số lượng gia tăng các cơ sở giáo dục cao hơn theo xu thế công nghệ-thông tin (IT).
Không chỉ có những dạng khác nhau của các cơ sở giáo dục cao hơn, còn có các dạng khác nhau về nơi cung cấp cơ sở giáo dục cao hơn, như do lợi ích các đoàn thể, các tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức tôn giáo.
TS Chaly Chet, Phó tổng thư ký Văn phòng Hội đồng Chính phủ Campuchia, phát biểu tại hội nghị: “Chính sách hiện nay (của Chính phủ Campuchia) là xây dựng theo hướng tăng cường sự tham gia của lĩnh vực tư nhân. Chúng tôi hy vọng với sự tham gia của lĩnh vực tư, sức mạnh thị trường có thể rộng mở và đáp ứng nhiều hơn cho nhu cầu”.
Báo cáo của hội nghị kết luận rằng, trong thập niên vừa qua, các nước châu Á đã đáp ứng đòi hỏi không ngừng gia tăng của nền giáo dục cao hơn.
Xa hơn nữa, xem giáo dục cao hơn như một tiềm năng luôn được nhắc đến trong góp phần làm giảm nghèo, bất bình đẳng và nhiều tệ nạn xã hội khác nữa.
Giáo dục cao hơn châu Á còn phải đáp ứng vấn đề quản lý hệ thống giáo dục cao hơn đang mở rộng trong khi giữ nguyên tính công bằng, nâng cao chất lượng và chi phí kiểm soát.
Những thách thức và những bài học này từ vùng châu Á-Thái Bình Dương sẽ được đặt lên bàn thảo luận tại Hội nghị thế giới về giáo dục cao hơn 2009, sẽ được tổ chức vào tháng 7-2009 tại Paris, Pháp.
Quang Hùng (Theo Bangkok Post)

Bình luận (0)