Một cuộc khảo sát mới thực hiện cho thấy dường như các trường đại học ở Anh có xu hướng từ chối những sinh viên thuộc diện “thiệt thòi”, nghĩa là các em nhà nghèo hoặc có khiếm khuyết về cơ thể. Trong niên học 2009-2010, 25% các trường đại học ở Anh không đáp ứng đủ chỉ tiêu tuyển sinh đối với các đối tượng “thiệt thòi”.
Một nhóm sinh viên Đại học Oxford.
|
Theo khảo sát thường niên của Văn phòng Tiếp cận Bình đẳng (Offa) – một cơ quan độc lập cấp quốc gia có nhiệm vụ giám sát và thúc đẩy công bằng xã hội ở Anh – 23 trường đại học, trong đó có các trường danh tiếng như Cambridge, Bristol, Durham và UCL, không đáp ứng đủ chỉ tiêu tuyển sinh đối với các đối tượng “thiệt thòi”. Đây đều là các tổ chức giáo dục có chức năng đào tạo và cấp bằng trên đại học. Ngoài ra, còn có 21 trường đại học, cao đẳng khác cũng không đáp ứng chỉ tiêu này.
Báo cáo của Offa làm gia tăng hoài nghi từ trước đến nay rằng không chỉ các trường danh tiếng, mà cả những trường bình thường cũng ngày càng có xu hướng chọn sinh viên nhà giàu. Đáng chú ý là tình trạng này diễn ra khi quy định tăng học phí đại học ở Anh vẫn chưa đi vào hiệu lực. Nhiều người lo ngại tình trạng sẽ còn xấu đi do từ niên khóa 2012, mức học phí trung bình áp dụng với sinh viên Anh và Liên minh châu Âu (EU) có thể tăng tới 3 lần, lên 9.000 bảng (khoảng 300 triệu đồng)/năm. Với mức học phí này, sẽ có thêm nhiều gia đình không kham nổi chi phí nuôi một người ăn học.
Kể từ năm 2006, các trường đại học và cao đẳng Anh được phép thu học phí ở mức trần (3.000 bảng/năm) với điều kiện họ phải tăng tỷ lệ tuyển sinh đối với các đối tượng là người tàn tật hoặc có gia cảnh khó khăn. Mỗi trường tự đặt ra chỉ tiêu dựa trên các tiêu chí so sánh với các trường khác. Năm ngoái, các trường đại học và cao đẳng ở Anh được hỗ trợ gần 474 triệu bảng Anh từ chính phủ để chi cho học bổng và các hoạt động ngoại khóa hỗ trợ sinh viên “thiệt thòi”.
Giám đốc Offa, Martin Harris, cho biết, mặc dù tình trạng các trường đại học không thực hiện đủ chỉ tiêu “hòa nhập cộng đồng” là đáng lo ngại, nhưng Offa không tiết lộ chỉ tiêu của từng trường. Tuy nhiên, có thể lấy ví dụ từ trường Đại học Cambridge. Trường này trong năm học 2009 -2010 chỉ có 12,6% sinh viên xuất thân từ các gia đình có mức thu nhập dưới ngưỡng trung bình 25.000 bảng/năm.
Quốc vụ khanh phụ trách lĩnh vực đào tạo đại học, David Willets, cũng thừa nhận báo cáo trên là một bằng chứng cho thấy quá trình hòa nhập xã hội ở Anh đã chậm lại. Ông nói: “Chúng tôi cần nhìn thấy tiến triển thực sự trong đa dạng hóa tuyển sinh, đặc biệt là ở các trường đầu bảng”. Chính phủ Anh dự định sẽ trao thêm cho Offa quyền xử phạt, và trong một số trường hợp sẽ yêu cầu giảm học phí, đối với các trường không đảm bảo tiêu chí tuyển sinh đa dạng. Kể từ năm học tới, khi học phí bắt đầu tăng mạnh, các trường sẽ phải tăng chỉ tiêu sinh viên “thiệt thòi” không chỉ với đối tượng dự tuyển mà cả với các sinh viên được nhận vào trường.
Trong khi đó, các trường cho rằng họ vẫn nghiêm túc thực hiện việc khuyến khích các đối tượng “thiệt thòi” nộp đơn tuyển sinh. Tổ chức Russel, đại diện cho 20 trường đại học hàng đầu ở Anh, khẳng định: “Kết quả phổ thông của ngành học đăng ký quan trọng hơn tiền bạc khi quyết định liệu một sinh viên có được nhận vào các trường của Russel hay không”. Theo Russel, sở dĩ các trường không đáp ứng đủ chỉ tiêu một phần là vì thí sinh đã có sự nhầm lẫn giữa chi phí và lợi ích của đào tạo đại học hoặc họ thiếu tự tin khi nộp hồ sơ. Đại diện của trường Cambridge cũng nói rằng năm ngoái họ đã tổ chức hàng trăm sự kiện nhằm khuyến khích tinh thần học lên cao của các học sinh “thiệt thòi”.
Tuy nhiên, các tổ chức đấu tranh cho bình đẳng trong giáo dục đưa ra những dẫn chứng cho thấy các trường đại học ở Anh vẫn chưa thật nỗ lực. Offa cho biết, năm ngoái, các trường dành ra 25,1% thu nhập gia tăng cho việc khuyến khích thí sinh “thiệt thòi” nộp đơn, so với 25,8% của năm học trước đó. Tỷ lệ chi dành cho các hoạt động ngoại khóa, như tổ chức cho thí sinh đến thăm thực địa tại trường, chỉ chiếm 2,4% lợi nhuận, mức thấp nhất trong ít nhất 4 năm qua. Học bổng trung bình dành cho các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn năm ngoái là 935 bảng, cũng giảm nhẹ so với 942 bảng của năm 2009.
Báo cáo của Offa làm gia tăng hoài nghi từ trước đến nay rằng không chỉ các trường danh tiếng, mà cả những trường bình thường cũng ngày càng có xu hướng chọn sinh viên nhà giàu. Đáng chú ý là tình trạng này diễn ra khi quy định tăng học phí đại học ở Anh vẫn chưa đi vào hiệu lực. Nhiều người lo ngại tình trạng sẽ còn xấu đi do từ niên khóa 2012, mức học phí trung bình áp dụng với sinh viên Anh và Liên minh châu Âu (EU) có thể tăng tới 3 lần, lên 9.000 bảng (khoảng 300 triệu đồng)/năm. Với mức học phí này, sẽ có thêm nhiều gia đình không kham nổi chi phí nuôi một người ăn học.
Kể từ năm 2006, các trường đại học và cao đẳng Anh được phép thu học phí ở mức trần (3.000 bảng/năm) với điều kiện họ phải tăng tỷ lệ tuyển sinh đối với các đối tượng là người tàn tật hoặc có gia cảnh khó khăn. Mỗi trường tự đặt ra chỉ tiêu dựa trên các tiêu chí so sánh với các trường khác. Năm ngoái, các trường đại học và cao đẳng ở Anh được hỗ trợ gần 474 triệu bảng Anh từ chính phủ để chi cho học bổng và các hoạt động ngoại khóa hỗ trợ sinh viên “thiệt thòi”.
Giám đốc Offa, Martin Harris, cho biết, mặc dù tình trạng các trường đại học không thực hiện đủ chỉ tiêu “hòa nhập cộng đồng” là đáng lo ngại, nhưng Offa không tiết lộ chỉ tiêu của từng trường. Tuy nhiên, có thể lấy ví dụ từ trường Đại học Cambridge. Trường này trong năm học 2009 -2010 chỉ có 12,6% sinh viên xuất thân từ các gia đình có mức thu nhập dưới ngưỡng trung bình 25.000 bảng/năm.
Quốc vụ khanh phụ trách lĩnh vực đào tạo đại học, David Willets, cũng thừa nhận báo cáo trên là một bằng chứng cho thấy quá trình hòa nhập xã hội ở Anh đã chậm lại. Ông nói: “Chúng tôi cần nhìn thấy tiến triển thực sự trong đa dạng hóa tuyển sinh, đặc biệt là ở các trường đầu bảng”. Chính phủ Anh dự định sẽ trao thêm cho Offa quyền xử phạt, và trong một số trường hợp sẽ yêu cầu giảm học phí, đối với các trường không đảm bảo tiêu chí tuyển sinh đa dạng. Kể từ năm học tới, khi học phí bắt đầu tăng mạnh, các trường sẽ phải tăng chỉ tiêu sinh viên “thiệt thòi” không chỉ với đối tượng dự tuyển mà cả với các sinh viên được nhận vào trường.
Trong khi đó, các trường cho rằng họ vẫn nghiêm túc thực hiện việc khuyến khích các đối tượng “thiệt thòi” nộp đơn tuyển sinh. Tổ chức Russel, đại diện cho 20 trường đại học hàng đầu ở Anh, khẳng định: “Kết quả phổ thông của ngành học đăng ký quan trọng hơn tiền bạc khi quyết định liệu một sinh viên có được nhận vào các trường của Russel hay không”. Theo Russel, sở dĩ các trường không đáp ứng đủ chỉ tiêu một phần là vì thí sinh đã có sự nhầm lẫn giữa chi phí và lợi ích của đào tạo đại học hoặc họ thiếu tự tin khi nộp hồ sơ. Đại diện của trường Cambridge cũng nói rằng năm ngoái họ đã tổ chức hàng trăm sự kiện nhằm khuyến khích tinh thần học lên cao của các học sinh “thiệt thòi”.
Tuy nhiên, các tổ chức đấu tranh cho bình đẳng trong giáo dục đưa ra những dẫn chứng cho thấy các trường đại học ở Anh vẫn chưa thật nỗ lực. Offa cho biết, năm ngoái, các trường dành ra 25,1% thu nhập gia tăng cho việc khuyến khích thí sinh “thiệt thòi” nộp đơn, so với 25,8% của năm học trước đó. Tỷ lệ chi dành cho các hoạt động ngoại khóa, như tổ chức cho thí sinh đến thăm thực địa tại trường, chỉ chiếm 2,4% lợi nhuận, mức thấp nhất trong ít nhất 4 năm qua. Học bổng trung bình dành cho các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn năm ngoái là 935 bảng, cũng giảm nhẹ so với 942 bảng của năm 2009.
Theo Vũ Hội
(P/v TTXVN tại Luân Đôn)
Bình luận (0)