Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Bí quyết lấy điểm cao trong kỳ thi đánh giá năng lực

Tạp Chí Giáo Dục

Thí sinh tham gia k thi đánh giá năng lc do ĐHQG TP.HCM t chc năm 2018.   Ảnh: M.Tâm

Năm 2019, ngoài 8 trường ĐH thành viên của ĐHQG TP.HCM sẽ có thêm 12 trường ĐH, CĐ trên cả nước xác nhận sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH này làm phương thức xét tuyển của trường. Riêng tại TP.HCM, có 5 trường ĐH, CĐ sử dụng kỳ thi này làm phương thức xét tuyển là: ĐH Công nghệ, ĐH Kinh tế Tài chính, ĐH Nguyễn Tất Thành, ĐH Công nghiệp thực phẩm và CĐ Kỹ thuật Cao Thắng. Trước sức ảnh hưởng của kỳ thi đánh giá năng lực do ĐHQG TP.HCM tổ chức, băn khoăn lớn nhất của học sinh hiện nay là làm thế nào để có thể hoàn thành tốt bài thi này nhằm tăng cơ hội đậu vào các trường ĐH yêu thích ngoài hệ thống các trường thành viên ĐHQG TP.HCM. Về băn khoăn này, TS. Nguyễn Đức Nghĩa (nguyên Phó Giám đốc ĐHQG TP.HCM) cho hay: Vì là bài thi đánh giá năng lực nên đề thi trước tiên sẽ đảm bảo yếu tố tiệm cận với năng lực của người học, đề cập đến các kiến thức tổng quát của những môn học trong chương trình THPT. Cụ thể, đó là nội dung kiến thức trong các lĩnh vực vật lý, hóa học, sinh học, toán, khoa học xã hội… Tuy nhiên, đề thi lại không thiên về yếu tố kiểm tra học thuộc lòng. Thậm chí trong đề thi có nhiều nội dung kiến thức được cung cấp sẵn, yêu cầu thí sinh xử lý dựa trên những hiểu biết của mình.

TS. Nguyễn Đức Nghĩa cho biết thêm, bài thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM được xây dựng theo cùng cách tiếp cận với các bài thi đánh giá năng lực phổ biến trên thế giới như SAT của Mỹ, TSA của Anh. Cấu trúc bài thi tích hợp nhiều kỹ năng đọc hiểu, phân tích cùng các kỹ năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề để đánh giá những năng lực cơ bản của thí sinh xem có phù hợp với bậc học ĐH như: kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, tư duy logic, xử lý số liệu, giải quyết vấn đề. Nội dung bài thi được tích hợp cả về mặt kiến thức và tư duy theo hình thức cung cấp số liệu, dữ kiện cùng các thông tin cơ bản. Bài thi sẽ ra dưới hình thức trắc nghiệm, bao gồm 120 câu hỏi và thời gian làm bài là 150 phút.

“Bài thi là sự tích hợp của các yếu tố liên môn, ngoài kiến thức còn cần người học phải có tư duy cao, sự logic và các kỹ năng phân tích. Vì vậy, các em cần phải trang bị cho bản thân các kỹ năng, tư duy logic bên cạnh kiến thức môn học”, TS. Nguyễn Đức Nghĩa nhắn nhủ.

Kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM sẽ diễn ra 2 đợt, thí sinh có thể đăng ký dự thi cả 2 đợt để tăng thêm cơ hội trúng tuyển vào các trường ĐH. “Nếu không có nhu cầu xét tuyển vào những trường ĐH có sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực này, các em vẫn nên tham gia kỳ thi để thử sức mình và qua đó đánh giá lại năng lực của bản thân”, TS. Nguyễn Đức Nghĩa khuyên.

L.Quân

 

Bình luận (0)