Hội nhậpGiáo dục khắp nơi

Thách thức trong hệ thống giáo dục ngày nay

Tạp Chí Giáo Dục

Gần đây, TIMES đã có một bài viết đề cập những vấn đề của hệ thống giáo dục Á châu hiện tại.
Các trường học ở châu Á bị lỗ hổng ở chỗ nào? TIMES ghi nhận là nguồn gốc của sự phát triển diệu kỳ về kinh tế ở Á Đông được xây dựng trên sự siêng năng cần cù, tinh thần tiết kiệm và tích lũy, niềm tin vào giá trị của giáo dục. Trong những năm qua, châu Á yên tâm về hệ thống giáo dục đã đào tạo ra những đứa trẻ giỏi nhất và thông minh nhất. Tăng trưởng của tổng sản lượng quốc gia, cũng như điểm toán và điểm khoa học đã chứng minh điều này. Chỉ cần đi vào bất cứ một lớp học nào ở các quốc gia châu Á là chúng ta có thể thấy những học sinh chăm chỉ, yên lặng ghi chép bài vở trong ngày, thể hiện khác biệt so với sự hỗn loạn như trong các trường ở Mỹ.
Tuy vậy, sự khác biệt giờ đây không còn rõ rệt nữa. Điểm toán và khoa học gần đây cho thấy học sinh Mỹ sắp bắt kịp những học sinh ở châu Á. Hệ thống giáo dục dựa trên thi cử ở châu Á đang nhận ra ngay cả học sinh giỏi nhất ở các trường công vẫn thiếu khả năng tư duy sáng tạo để cạnh tranh trong nền kinh tế mới. Các nhà nghiên cứu nhận ra là những học sinh học ở nước khu vực khác thường độc lập hơn, mạnh dạn hơn, và chủ động hơn khi giải quyết các vấn đề. Hơn nữa, trong một cuộc thăm dò ở 20 quốc gia, các học sinh châu Á có điểm thấp thứ nhì khi được hỏi về sự yêu thích môn toán và khoa học, dù các em có điểm thi cao nhất trong các môn này. Đó là lý do tại sao rất ít người châu Á muốn bỏ cả đời mình để phục vụ cho ngành nghiên cứu sau khi ra trường. Các em không muốn làm việc với những môn học ngăn cản óc sáng tạo lúc còn học ở trường.
Đáng ngại hơn là con số bỏ học của học sinh châu Á đã tăng lên rất đáng kể: Năm 1999, con số kỷ lục 130.000 học sinh tiểu học và học sinh THCS đã không muốn đến trường hơn một tháng. Mức độ trầm cảm của trẻ em châu Á đang tăng cao.
Phụ huynh châu Á không còn tin tưởng hệ thống giáo dục địa phương sẽ giúp con em họ có việc làm an toàn cả đời nữa, vì vậy họ đã chuyển hướng đầu tư cho con em đi học ở nước ngoài.
Lyn – biên dịch 
(Theo Asian education network)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)